Đều là những nền kinh tế đứng đầu nhóm thị trường mới nổi, Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng.

Trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm cố gắng kết nối châu Á, châu Phi và châu Âu vì mục đích phát triển chung, Sri Lanka, với vị trí địa lý quan trọng ở Ấn Độ Dương, có lẽ là trở ngại lớn của Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Sri Lanka dường như đang ở mức thấp. Tháng 1/2017, các cuộc biểu tình bạo loạn đã nổ ra trên diện rộng do người dân Sri Lanka phản đối một dự án khu công nghiệp được Bắc Kinh tài trợ. Sự việc này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sáng kiến trên và cũng là bài học quý giá đối với Trung Quốc trong việc xây dựng "Vành đai và Con đường".
Trung Quốc hết sức nỗ lực nhằm thuyết phục các nước khác trên thế giới rằng về cơ bản, nước này cũng là một kiểu cường quốc khác. Ý tưởng này xuất phát từ “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình” vốn định hướng chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau năm 1949. Một trong những khái niệm cốt lõi của năm nguyên tắc này là không can thiệp vào tình hình nội bộ của nước khác. Ngoài ra, nguyên tắc hợp tác cùng có lợi cũng là một trụ cột củng cố sự tự nhận thức của Trung Quốc phải trở thành một quốc gia hùng mạnh. Biểu hiện của lối suy nghĩ này được phản ánh thông qua sáng kiến trên. Trung Quốc muốn thúc đẩy các mối quan hệ tài chính, chính trị, cơ sở hạ tầng, thương mại và văn hóa với hơn 60 nước tham gia. Trung Quốc mong muốn cùng chia sẻ những thành quả đạt được. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nhiều lần khẳng định rằng sáng kiến đó không phải là một công cụ địa chính trị để mở rộng ảnh hưởng của nước này, mà là công cụ đem lại chiến thắng cho tất cả các nước tham gia.
Tại Sri Lanka, một trong những nước tham gia quan trọng hàng đầu của sáng kiến trên, sự bất mãn của công chúng đã bùng phát thành các cuộc biểu tình bạo động. Rõ ràng, nếu suy xét trường hợp quan hệ Trung Quốc-Lanka Sri, người ta có thể thấy một khi nguyên tắc không can thiệp phớt lờ ý kiến của người dân, thì chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Để hiểu hơn về những diễn biến gần đây trong quan hệ Trung Quốc-Sri Lanka, chúng ta nên nhìn lại hậu quả của Cuộc chiến Eelam kéo dài gần ba thập kỷ. Cuộc xung đột đẫm máu đã khiến Sri Lanka trở thành đống đổ nát, buộc quốc đảo nhỏ bé này phải dựa vào các nước bên ngoài để tái thiết đất nước. Lịch sử hậu nội chiến của Sri Lanka chủ yếu được hình thành bởi tính hai mặt trong Đồng thuận giữa Bắc Kinh và Washington. Trong khi sự giúp đỡ của Washington đi kèm với các điều kiện khắt khe, thì viện trợ và đầu tư của Trung Quốc dường như không kèm theo bất cứ điều kiện ràng buộc nào.
Năm 2009, cuộc nội chiến đã dẫn đến một kết thúc tàn bạo dưới bàn tay của Mahinda Rajapaksa, người sau đó trở thành chủ đề của những cáo buộc về vi phạm nhân quyền, tham nhũng và gia đình trị. Với tiếng tăm không mấy tốt đẹp như vậy, chế độ Rajapaksa nhanh chóng mất đi nhiều người bạn và chỉ còn mỗi Bắc Kinh là nguồn viện trợ đáng tin cậy nhất. Lúc đó, quan hệ Trung Quốc-Sri Lanka đạt đến tầm cao mới. Các dự án của Trung Quốc như sân bay Mattala, cảng Hambantota và thành phố cảng Colombo được xây dựng với viện trợ trị giá hàng tỷ USD từ Trung Quốc. Sự can dự này, còn được gọi là “Đồng thuận Colombo”, thực sự là một sự hợp tác cùng có lợi. Rajapaksa có thể dựa vào dòng tiền chảy ổn định của Trung Quốc để củng cố quyền lực của mình, đổi lại Bắc Kinh giành được quyền tiếp cận một trong những vị trí địa chiến lược có giá trị nhất ở Ấn Độ Dương.
Tất cả điều này khiến các nhà quan sát cho rằng Rajapaksa sẽ củng cố quyền lực của mình trong một thời gian dài nữa. Tuy nhiên, giả định đó hoàn toàn sai lầm. Trong một chiến thắng bất ngờ của nền dân chủ, Maithripala Sirisena - một đồng minh cũ của Rajapaksa - đã giành được quyền lực và trở thành Tổng thống mới của Sri Lanka hồi tháng 1/2015. Vị tân Tổng thống này đã hứa hẹn thúc đẩy các dự án của Trung Quốc, trong đó có dự án Thành phố Cảng Colombo trị giá hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, thật khó để giữ được những lời hứa như vậy vì một lần nữa nước này bị ràng buộc bởi các hợp đồng pháp lý. Nợ của Sri Lanka đã vượt quá 60 tỷ USD, hơn 10% trong đó là nợ Trung Quốc. Bắc Kinh khó chịu với thái độ của chính phủ mới và cứng rắn trong các cuộc đàm phán về dự án cảng Hambantota, ép buộc Sri Lanka ký một thỏa thuận trong đó Trung Quốc nắm giữ 80% cổ phần của dự án này và kiểm soát một khu công nghiệp lân cận hơn 6.000 hécta.
Giờ đây, cách tiếp cận cứng rắn của Bắc Kinh đã phản tác dụng. Các điều kiện mới của dự án Hambantota vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dân chúng Sri Lanka. Kết quả là sau các cuộc đàm phán mới, Trung Quốc hiện chỉ còn nắm giữ 20% cổ phần. Bắc Kinh cũng đang gặp những tình huống tương tự ở các nước Đông Nam Á như Myanmar, Thái Lan và Lào, nơi người dân phản đối mạnh mẽ các dự án của Trung Quốc. Sáng kiến trên rõ ràng khó “kết nối” được với người dân các nước và đây có thể là "mắt xích" yếu nhất. Do đó, nhận thức của cộng đồng đối với Trung Quốc có thể trở thành một vấn đề sống còn đối với sáng kiến đó.
Theo “Diễn đàn Đông Á”
Anh Thư (gt)
Theo Nghiên Cứu Biển Đông
Đều là những nền kinh tế đứng đầu nhóm thị trường mới nổi, Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng.
Những chuyến công du tới Việt Nam, Singapore, Anh của ông Tập được đánh giá là nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kiểu mới.
Mô hình quan hệ quốc tế mớiqua các chuyến công du của ông Tập
Trong bối cảnh lực lượng lao động của châu Á được dự báo sẽ suy giảm trong vài thập kỷ tới, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nước cung cấp nguồn lao động dồi dào nhất của khu vực.
Chính trị gia đối lập Aung San Suu Kyi được cho là sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Myanmar ngày 8.11, nhưng thách thức chờ bà vô cùng to lớn.
Việc Nga hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad dường như đang khiến một số nước trong khu vực nổi giận, và có khả năng tăng hỗ trợ quân sự cho lực lượng chống Assad.
Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc (LHQ) vừa diễn ra trong các ngày 25-27/9 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Hoa Kỳ), với sự tham dự của lãnh đạo và đại diện 193 nước thành viên LHQ, trong đó có Việt Nam.
Nền giáo dục thành công đã giúp Singapore trở thành một nền kinh tế phát triển và là hình mẫu cho nhiều nước trên thế giới.
"Tôi sẽ cho anh biết bí mật lớn nhất tại Washington", thứ trưởng quốc phòng nói với một luật sư khoảng 5 tuần trước cuộc đột kích bin Laden, khi luật sư cùng ba người khác chuẩn bị nhận nhiệm vụ mở đường pháp lý cho hoạt động này.
Sau nhiều tháng đắn đo, cuối cùng Mỹ đã quyết định thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông khi đưa tàu khu trục USS Lassen vào khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá Subi và Vành Khăn hôm 27/10. Đây là phản ứng mạnh mẽ nhất của Mỹ trước các hoạt động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
Chiến dịch không kích IS tại Syria của Nga đã bước sang ngày thứ 9 và giá dầu trên thị trường đang tiếp tục đà tăng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự