Trung Quốc tìm kiếm sức mạnh tập thể BRICS để đối trọng Mỹ nhưng vẫn đầy khó khăn.

Cơ quan Báo chí trực thuộc Phủ Tổng thống Nga mới đây đã lên tiếng xác nhận rằng Tổng thống Nga Putin sẽ có chuyến thăm chính thức đến Pháp từ ngày 29/5 tới đây. Chuyến thăm này được chờ đợi là sẽ có tác dụng “phá băng” trong quan hệ hai nước.
Tờ FreePress trích tuyên bố của cơ quan Báo chí Điện Kremlin xác nhận rằng Tổng thống Nga Putin sẽ có chuyến thăm và hội đàm với tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 29/5 tới đây. Chủ đề chính trong chuyến thăm này sẽ là các vấn đề như phối hợp thực hiện cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, vấn đề Ukraine, triển vọng hợp tác song phương Nga - Pháp trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế-thương mại, văn hóa-nhân đạo…
“Ngày 29/5/2017, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm Paris theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron… Trong quá trình đàm phán, hai bên dự định sẽ thảo luận thực trạng và triển vọng phát triển quan hệ Nga - Pháp trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế-thương mại và văn hóa-nhân đạo. Hai bên cũng sẽ trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực nóng bỏng, trước hết là phối hợp hành động trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria và Ukraine”- tuyên bố có đoạn viết.
Ngoài ra, hai tổng thống cũng sẽ cùng khai trương bảo tàng nhân kỷ niệm 300 năm chuyến đi của Pyotr Đại đế của Nga đến Pháp, chuyến đi được coi là đặt nền móng cho quan hệ Nga-Pháp sau này.
Trước đó, Tổng thống Nga Putin cũng đã có cuộc điện đàm chúc mừng ông Emmanuel Macron nhân dịp ông được bầu làm Tổng thống Pháp.
Sẽ giúp “phá băng” quan hệ Nga-Pháp?
Chuyến thăm Pháp lần này của Tổng thống Nga Putin diễn ra trong bối cảnh khá đặc biệt, nhất là trong bối cảnh quan hệ hai bên đã có nhiều dấu hiệu xấu đi khi Pháp liên tục ủng hộ các biện pháp cấm vận chống Nga của phương Tây, và đặc biệt ông Emmanuel Macron là ứng cử viên duy nhất trong các ứng cử viên tranh cử Tổng thống Pháp công khai bày tỏ các phát biểu không có lợi cho Nga.
Mặc dù vậy, theo chuyên gia Sergey Fedorov thuộc Viện châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cuộc gặp Putin - Macron sắp tới tại Pháp sẽ đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho mối quan hệ song phương hiện nay và có thể là động lực để đưa quan hệ hai bên lên mức độ tin tưởng nhau hơn.
“Thật mừng là giữa lãnh đạo Nga và Pháp vẫn còn có khả năng tiến hành đối thoại song phương. Tôi nghĩ rằng cuộc gặp này không chỉ tạo ra khả năng “vặn ngược kim đồng hồ” để hai bên tiến hành thảo luận các vấn đề quốc tế nóng bỏng mà còn là cơ hội để hai bên thảo luận kỹ hơn về thực trạng và các triển vọng phát triển quan hệ hai bên, trong đó có quan hệ trong lĩnh vực công nghiệp-thương mại.
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội tốt để “phá băng” căng thẳng trong quan hệ hai bên thời gian qua, nhất là trong thời gian diễn ra vận động tranh cử Tổng thống Pháp. Chuyến thăm này có thể sẽ xóa nhòa tất cả những nghi ngờ và chỉ trích lẫn nhau trước đó.
Tất nhiên sẽ không thể chờ đợi một sự đột phá nào nhưng chuyến thăm này sẽ là bước đi đầu tiên để xóa bỏ “không khí lạnh lẽo” trong quan hệ hai bên. Chuyến thăm này hoàn toàn có thể đưa quan hệ hai bên lên mức tin tưởng, ổn định và cùng có lợi”- chuyên gia Sergey Fedorov nhận định trên Sputnik.
Theo chuyên gia Nga, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế sẽ trở thành vấn đề ưu tiên đầu tiên và cả hai tổng thống sẽ tập trung thảo luận vấn đề này.
“Xét về thực chất, Tổng thống Pháp Macron có quan điểm cứng rắn, quyết liệt hơn so với người tiền nhiệm là F.Hollande trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Do đó, hai tổng thống hoàn toàn có thể tìm được tiếng nói chung vì cả Nga và Pháp đều có lợi ích trong vấn đề này”- ông Sergey Fedorov nhấn mạnh.
Trong khi đó, chuyên gia về Pháp khác của Nga là Pavel Timofeev cũng cho rằng quan hệ với Nga của Pháp dưới thời Tổng thống Macron sẽ không diễn biến theo chiều hướng xấu như dưới thời cựu Tổng thống F.Hollande. Có thể trong cuộc gặp sắp tới, ông Macron và ông Putin sẽ thúc đẩy được điểm chung nào đó giữa hai bên và Syria là vấn đề có lẽ hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung.
Nếu như ông Macron thành công trong giải quyết vấn đề này thì uy tín của ông trong công chúng Pháp sẽ được củng cố đáng kể. Ngoài ra, hai bên cũng có thể sẽ thúc đẩy được các dự án hợp tác kinh tế chung vì trước đó, dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” của Nga với các công ty châu Âu, trong đó có các công ty của Pháp, đã được ký kết.
Về tổng thể, chuyên gia Pavel Timofeev cho rằng sẽ khó có đột phá nào thực sự trong quan hệ hai bên sau chuyến thăm Pháp của Tổng thống Putin. Hiện Pháp cần đến sự ủng hộ của Đức nhiều hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Hơn nữa, ưu tiên của ông Macron trong thời gian tới là giải quyết các vấn đề đối nội, nạn thất nghiệp…. Nga và Pháp cũng vẫn còn nhiều bất đồng trong các vấn đề như Ukraine, Donbass, lịch sử vụ tàu Mistral… Tuy nhiên vẫn có thể hy vọng về việc chuyến thăm Pháp sắp tới của ông Putin sẽ giúp quan hệ hai bên trở nên nồng ấm hơn.
Đức Dũng
Theo Infonet.vn
Trung Quốc tìm kiếm sức mạnh tập thể BRICS để đối trọng Mỹ nhưng vẫn đầy khó khăn.
Mỹ sẽ không thể làm được gì nếu nền kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững trên đôi chân của mình…
Giáo sư về chính trị và quan hệ quốc tế của đại học Princeton, Aaron L. Friedberg đã phân tích cách Mỹ phải ứng phó với quyền lực đang trỗi dậy của Trung Quốc. Ông cho rằng chính sách trong nhiều thập kỷ của Mỹ đối với Trung Quốc đã thất bại và đây là thời điểm Mỹ phải có những bước đi phòng vệ trước khi có những hành động có yếu tố tấn công đối với Bắc Kinh, theo WOTR.
Cuộc đấu đá về thuế quan liên kết trực tiếp tới tham vọng "Made in China 2025" của Bắc Kinh cùng chiến lượng "vành đai - con đường" sẽ thay đổi bức tranh kinh tế và địa chính trị toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc cạnh tranh này sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ, theo Atimes.
Với túi tiền đầy ắp, Trung Quốc có thể xây dựng ảnh hưởng lớn ở Syria nói riêng và cả khu vực Trung Đông mà không tốn quá nhiều tâm sức.
Nga luôn tìm kiếm cơ hội gia tăng quyền lực và ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương, song sức mạnh kinh tế có thể hạn chế tham vọng của Nga.
Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen nói rằng Trung Quốc và Mỹ "nên ngồi xuống và cố gắng tìm một giải pháp cho vấn đề thương mại này."
Trung Quốc đang chịu tổn thất nhiều hơn trong cuộc chiến tranh thương mại. Trung Quốc bị động, họ thuần tuý trả đũa mặt hàng mang tính chất chính trị hơn chiến lược, giống như Trung Quốc cấm nhập chuối của Philippines…, TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc của VEPR cho biết.
Cuộc chiến thương mại Mỹ đang phát động có thể sắp xếp lại thị trường hóa nông nghiệp toàn cầu trong những năm tới, hay nói cách khác dòng chảy của nhiều mặt hàng nông sản sẽ có sự thay đổi lớn.
Trung Quốc đang mạnh mẽ đầu tư vào Ukraine mà không quan tâm nhiều tới tình hình chính trị hay các cuộc xung đột tại phía đông Donbass. Lý do cho việc này là Trung Quốc đang mạnh mẽ xây dựng một cửa ngõ để bước chân vào châu Âu cũng như bồi đắp những khía cạnh về hàng hải cho chính sách "vành đai - con đường" của mình, nhà phân tích Jack Laurenson cho biết trên TheDiplomat.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự