Với mức lãi suất chuẩn thấp như hiện nay, các ngân hàng trung ương sẽ khó mà hạ lãi suất lần nữa nếu có một đợt suy thoái mới xảy ra.

Trung Quốc ngày càng đầu tư vào việc xây dựng hạ tầng tại Djibouti để phục vụ cả mục đích chính trị và thương mại.
Bên cạnh kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự duy nhất ở nước ngoài, mà cụ thể là tại Djibouti, quốc gia nhỏ nhất ở khu vực Sừng châu Phi, Trung Quốc thời gian gần đây cũng đang tham vọng xây dựng hàng loạt hạ tầng tại quốc gia này nhằm tăng cường hiện diện kinh tế tại đây.
Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), khu vực mà Trung Quốc có ý định đổ tiền đầu tư là Ras Siyyan, một bán đảo của Djibouti nằm trên eo biển Bab-el-Mandeb giữa biển Đỏ và vịnh Aden. Cách đây gần một năm, Ahmed Mohamed Ali, phó quản lý bán đảo này, lần đầu tiên đã gặp mặt các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Họ đã quay lại đây ba lần vào đầu tháng 1 năm nay.
Ông Ali cho biết kế hoạch đầu tư ban đầu gồm xây dựng một khách sạn sang trọng trên bờ biển của bán đảo này, nơi du khách có thể thưởng thức cảnh biển tuyệt đẹp và ánh mặt trời quanh năm. Một sân bay dân sự mới cũng sẽ được các nhà đầu tư Trung Quốc xây dựng trên bán đảo này.
Djibouti nằm cách thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc khoảng 7.800 km. Đây là quốc gia nhỏ nhất ở Sừng châu Phi. Với tình trạng nghèo đói và thất nghiệp cao, nước này đang rất trông chờ vào sự đầu tư của Trung Quốc để phát triển ngành công nghiệp du lịch.
Osman Abdi Mohamed, Giám đốc quản lý Văn phòng du lịch quốc gia Djibouti, cho biết việc Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Djibouti có thể biến quốc gia nhỏ nhất khu vực Sừng châu Phi này trở thành một địa điểm thu hút du lịch tương tự TP thánh địa Mecca của Saudi Arabia.
Ông Osman cho biết hiện không tới 80.000 du khách tới Djibouti mỗi năm. Tuy nhiên, ông hy vọng số du khách sẽ tăng lên 500.000/năm trước năm 2030, với một nửa du khách đến từ châu Á. Djibouti có dân số 900.000, du lịch hiện chỉ chiếm 3% trong tổng sản lượng nội địa của nước này.
Các dự án khác tại Djibouti cũng bao gồm việc xây một cảng biển đa chức năng với hàng tỉ nhân dân tệ được các các nhà đầu tư Trung Quốc đổ vào. Việc xây dựng cảng biển đa này sẽ được hoàn tất trong tháng 4 năm nay.
Cảng biển này được kết nối thông qua một hệ thống đường sắt hiện đại dẫn tới Ethiopia và từ đó tới hầu hết quốc gia Đông Phi. Hệ thống đường sắt hiện đại này đã bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm nay. Nó có thể mang lại nhiều lợi ích, trong đó có việc tạo điều kiện để đi đến nhiều địa điểm thu hút du khách của Djibouti.
Nguồn nước ở Djibouti hiện bị tình trạng nhiễm mặn. Do đó, Trung Quốc cũng đang đầu tư xây dựng một đường ống nước ngọt xuyên biên giới chạy từ Ethiopia để cung cấp nước cho người dân địa phương và du khách.
Nhân viên và hành khách trên chuyến tàu điện đầu tiên rời khỏi thủ đô của Djibouti tới thủ đô Addis Ababa của Ethiopia hồi tháng 1. Ảnh: FELIX WONG
Trong số những điểm hấp dẫn mà Djibouti hy vọng sẽ thu hút du khách chính là cá mập voi thường tụ tập ở vịnh Tadjoura để sinh sản từ tháng 11 tới tháng 1 hằng năm, khiến vùng biển quanh Djibouti trở thành thành địa điểm lý tưởng nhất để quan sát loài động vật này.
Theo các báo cáo, Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự ở Djibouti với tuyên bố là để đối phó tình trạng hải tặc ở khu vực này. Alexander Larin, nghiên cứu gia tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Khoa học hàn lâm Liên bang Nga, nhận định việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở Djibouti có thể được xem là một nhân tố an ninh giúp đảm bảo quá trình đầu tư ngày một tăng của Bắc Kinh vào kinh tế và hạ tầng của quốc gia này.
Theo vị chuyên gia, việc xây dựng căn cứ quân sự của Trung Quốc có thể sẽ được hoàn tất vào cuối năm nay. Ông tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục kết hợp hình thức xây dựng quân sự với dân sự để thứ nhất là giải quyết các vấn đề mang tính địa chính trị và thứ hai là trở thành nhà đầu tư hàng đầu ở khu vực này.
Ngoài việc tăng cường hiện diện ở biển Đỏ, vịnh Aden và biển Ả Rập, căn cứ quân sự của Trung Quốc có thể sẽ đóng vai trò là nơi đồn trú cho khoảng 2.200 lính Trung Quốc tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở châu Phi. Tướng hải quân Mỹ Thomas Waldhauser nhận định căn cứ trên hiện đặt ra các quan ngại an ninh cho Mỹ.
BẢO ANH
Theo Plo.vn
Với mức lãi suất chuẩn thấp như hiện nay, các ngân hàng trung ương sẽ khó mà hạ lãi suất lần nữa nếu có một đợt suy thoái mới xảy ra.
Hơn một phần ba người Mỹ và châu Âu cho biết sẵn sàng bỏ tiền mặt để chuyển sang các dạng thanh toán điện tử nếu có thể.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp dự các hội nghị đa phương chủ chốt ở châu Á có thể là dấu hiệu chính quyền đã định hình rõ hơn chiến lược ở khu vực này.
Thống kê của tổ chức phi chính phủ REAP cho thấy phần lớn các bà mẹ Trung Quốc không biết cách chăm sóc con cái, thậm chí còn không rành bằng cách chăn nuôi lợn.
Anthony Yeh, giáo sư của ĐH Hồng Kông, từng so sánh nếu coi vùng đồng bằng Châu Giang của Trung Quốc là 1 con rồng thì Hồng Kông chính là “cái đầu đang khạc lửa”. Là nguồn cung cấp vốn cũng như dịch vụ thương mại chính, Hồng Kông chịu trách nhiệm rất lớn cho quá trình phân bổ nguồn lao động cũng như là cửa ngõ kết nối với thế giới.
Nói đến châu Âu, người ta thường nghĩ đến những nền kinh tế hùng mạnh như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, hay những quốc gia Bắc Âu với các chính sách trợ cấp xã hội thuộc loại tốt nhất trên thế giới. Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới Luxembourg, một quốc gia nhỏ bé nhưng lại là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với một vị trí đắc địa và những đặc điểm văn hóa đặc sắc.
Cuộc thăm dò mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) cho thấy 25% người sử dụng đồng tiền chung euro đang muốn loại bỏ đồng tiền này.
"Triều Tiên từng là một phần của Trung Quốc" - câu nói của Tổng thống Donald Trump sau khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình đã khiến những người Hàn Quốc nổi giận.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho hay dân số châu Á sẽ già đi với tốc độ nhanh nhất thế giới trong nhiều thập niên tới.
Giữa lãnh đạo của một đất nước tách biệt với thế giới muốn sở hữu hạt nhân và lãnh đạo của cường quốc số 1 thế giới nhưng bất định và khó lường, ai đáng lo hơn?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự