Nhà đầu tư tỷ phú George Soros vừa đưa ra nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với kịch bản “hạ cánh cứng” – điều sẽ làm gia tăng áp lực giảm phát đối với kinh tế toàn cầu.

Những “nỗi đau” mà Saudi Arabia đang trải qua sẽ không thể khiến nước này cắt giảm nguồn cung.
Giá dầu đã giảm hơn 70% kể từ mùa hè 2014. Phiên hôm qua (20/1), có lúc giá “vàng đen” chỉ còn 26,40 USD/thùng.
Tuy nhiên, theo Nariman Behravesh – chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu IHS Insight, những điều tồi tệ nhất vẫn chưa tới.
Trao đổi với Business Insider bên lề Diễn đàn kinh tế thế giới đang diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), chuyên gia này nhận định sẽ là có lý nếu cho rằng giá dầu có thể chạm mốc 20 USD/thùng trong năm 2016. Dẫu vậy ông cũng cho rằng đó sẽ chỉ là mức giá tạm thời vì như vậy rất nhiều công ty khai thác bị lỗ và sẽ phải ngừng hoạt động, giúp giải quyết tình trạng dư cung hiện nay.
Nariman Behravesh nói Saudi Arabia có trách nhiệm trong việc tự gây tổn thương cho nền kinh tế nước này bởi họ đã sản xuất quá nhiều dầu đến nỗi có thể điều chỉnh giá trên thị trường theo số lượng dầu mà họ tung ra.
Toàn bộ nền kinh tế Saudi Arabia đang bị tổn hại nghiêm trọng. Năm 2015, nước này ghi nhận thâm hụt ngân sách lên tới 98 tỷ USD mà nguyên nhân lớn nhất chính là do giá dầu ở mức quá thấp.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Behravesh dự báo những “nỗi đau” mà Saudi Arabia đang trải qua sẽ không thể khiến nước này cắt giảm nguồn cung. “Dù ngân sách đang phải chịu nhiều áp lực, Saudi vẫn còn dự trữ ngoại hối dồi dào đủ dùng trong ít nhất 1 đến 2 năm nữa”.
“Nhóm được lợi ở đây chính là người tiêu dùng ở các nước phát triển và cả ở thị trường mới nổi, ví dụ như Ấn Độ. Còn kẻ thua cuộc là các nước sản xuất dầu với chi phí cao như Nga và Venezuela”, ông nói.
Khoảng 2.500 người từ hơn 100 quốc gia đang có mặt tại Davos để tham dự diễn đàn. Đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc được các đại biểu đánh giá là một trong những rủi ro chính đang đe dọa kinh tế thế giới.
Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ Behravesh cho rằng lý do thực sự khiến Trung Quốc gặp phải những rắc rối trong thời gian vừa qua là bong bóng vỡ trên TTCK và những phản ứng có phần khó hiểu của Chính phủ nước này, đặc biệt là đối với nhân dân tệ. Những yếu tố này khiến thị trường hoảng loạn, xói mòn niềm tin của nhà đầu tư vào các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc.
“Trung Quốc chưa tiếp cận nhiều với thị trường tài chính quốc tế. Các mối liên kết tài chính giữa Trung Quốc và thế giới khá lỏng lẻo, đồng thời Mỹ và EU cũng không xuất khẩu quá nhiều sang Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thể ổn định lại thị trường tài chính, thị trường toàn cầu sẽ bình tĩnh trở lại”.
Vậy thì đâu là rủi ro lớn nhất trong năm nay? Chuyên gia này cho rằng đó là “căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabia leo thang”. Nếu mối xung đột này gia tăng, thị trường dầu mỏ sẽ gặp rắc rối lớn.
Nhà đầu tư tỷ phú George Soros vừa đưa ra nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với kịch bản “hạ cánh cứng” – điều sẽ làm gia tăng áp lực giảm phát đối với kinh tế toàn cầu.
George Soros cho rằng việc này sẽ làm trầm trọng thêm áp lực giảm phát toàn cầu, kéo tụt giá cổ phiếu và làm tăng giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Dựa trên những đánh giá về triển vọng kinh tế toàn cầu, các chuyên gia phân tích của The Economist Intelligence Unit đã viết nên báo cáo nêu bật 3 xu hướng sẽ chi phối chiến lược của các ngành trong năm 2016.
Giá dầu có thể tới cuối năm sau mới hồi phục, và cũng chỉ lên 50 USD - bằng nửa con số cách đây 18 tháng.
Gần 5 năm kể từ ngày khởi đầu làn sóng bạo lực Trung Đông - Bắc Phi, song các nước ở khu vực này vẫn chật vật đối phó với vấn đề an ninh khi bạo lực và xung đột vẫn bùng phát ở khắp nơi.
Nhu cầu sữa toàn cầu đang chững lại do tăng trưởng giảm tốc ở Trung Quốc và giá dầu sụt sâu...
Thu nhập từ dầu mỏ bị hạn chế đã buộc Iran chấp nhận giảm hoạt động hạt nhân, giá dầu bị Ảrập Xêút đẩy xuống thấp góp phần làm tan rã Liên Xô và đà lao dốc hiện tại cũng được cho là đòn thù tương tự.
"Trong khi tất cả đều lo lắng về hậu quả của việc Iran được dỡ bỏ cấm vận, một vị cứu tinh cho giá dầu có thể bất ngờ xuất hiện - đó là Nga", Cây viết Sara Sjolin khẳng định.
Lượng dầu tồn kho trên toàn cầu có thể tăng thêm 285 triệu thùng trong năm nay...
Việc cắt tiền để thúc đẩy kinh tế nghe có vẻ không hợp lý, nhưng những người dân tại vùng Gaspesie-Quebec-Canada lại đang làm như vậy.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự