Chính phủ Trung Quốc và lĩnh vực tư nhân không đối đầu nhưng nếu mối lo về chính trị cao hơn lợi ích kinh tế, chắc chắn chính phủ không để yên.

Nếu một cuộc xung đột quân sự tại bán đảo Triều Tiên xảy ra, Mỹ và CHDCND Triều Tiên sẽ không phải là những nước duy nhất phải chịu hậu quả.
Nếu một cuộc xung đột quân sự tại bán đảo Triều Tiên xảy ra, Mỹ và CHDCND Triều Tiên sẽ không phải là những nước duy nhất phải chịu hậu quả.Nguồn ảnh: Nikkei
Nếu các căng thẳng leo thang gần đây cuối cùng lên đến cực điểm trong một cuộc xung đột quân sự tại bán đảo Triều Tiên, Mỹ và CHDCND Triều Tiên sẽ không phải là những nước duy nhất phải chịu hậu quả - ít nhất là về mặt xếp hạng tín dụng - theo hãng xếp hạng Moody's cảnh báo. Việt Nam và Nhật Bản cũng sẽ là những nước bị ảnh hưởng.
Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Martin Petch, một chuyên viên xếp hạng tín dụng cao cấp của Moody, cho biết: "Một xung đột kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng của các quốc gia trên toàn thế giới thông qua một số kênh".
Một nạn nhân rõ ràng là Hàn Quốc, và có thể là cả Việt Nam nữa. Nhiều công ty Hàn Quốc, như Samsung Electronics và LG Electronics, đã hợp nhất Việt Nam vào chuỗi cung của họ, xây dựng các nhà máy trong nước để tận dụng lao động rẻ hơn.
"Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương nhất vì bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu do sự chấm dứt hoặc suy yếu sản xuất ở Hàn Quốc", ông Petch nói.
Khoảng 20% hàng nhập khẩu trung gian của Việt Nam đến từ Hàn Quốc. Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm hơn 5% GDP của Việt Nam.
"Các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc xác định và thực hiện một phản ứng nhanh chóng và hiệu quả" đối với cuộc khủng hoảng, ông Petch nói.
Theo Petch, rủi ro rủi ro cao hơn dẫn đến tăng trưởng chậm hơn cũng có thể ảnh hưởng đến một số xếp hạng chủ quyền. Trong trường hợp của Nhật Bản: "Các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ tăng tiết kiệm phòng ngừa, dẫn đến chi cho đầu tư và tiêu dùng thấp hơn."
Trong khi đó, trong báo cáo vào thứ 4, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế 6,4% cho khu vực Đông Á và khu vực Thái Bình Dương vào năm 2017. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh các rủi ro cho viễn cảnh tích cực trên.
Đứng đầu danh sách các nguy cơ địa chính trị là mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, "có thể leo thang thành xung đột vũ trang", phá vỡ lưu thông thương mại và hoạt động kinh tế.
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới cho khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Sudhir Shetty, cho biết trong cuộc họp báo vào hôm thứ tư, căng thẳng đang gia tăng có tiềm năng ảnh hưởng đến sự sẵn có và tiếp cận với tài chính bên ngoài.
Ngân hàng Thế giới ít khi đề cập đến căng thẳng địa chính trị trong các bản cập nhật kinh tế. Và đây là lần đầu tiên Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh trực tiếp mối đe dọa của Triều Tiên, một nguồn tin thân cận với Nikkei cho biết.
"Một số cường quốc đồng loạt yêu cầu các biện pháp cứng rắn hơn để ngăn chặn Triều Tiên phát triển năng lực hạt nhân bổ sung, bao gồm các hành động quân sự có thể xảy ra", báo cáo cho biết.
Việc "leo thang các tranh chấp này có thể có để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế", đặc biệt khi khu vực này đóng một vai trò trung tâm trong chuỗi cung cấp toàn cầu và chuỗi cung ứng.
Điều này có thể "phá vỡ các luồng thương mại toàn cầu và hoạt động kinh tế", báo cáo cho biết thêm rằng những biến động tiềm năng tại các thị trường toàn cầu "có thể sẽ cản trở triển vọng tăng trưởng của khu vực".
Đối với các nhà đầu tư, những lo ngại đó có thể gây ra những cuộc "tháo chạy về nơi an toàn", điều vốn thường đi kèm với khủng hoảng chính trị và có thể khiến dòng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế khu vực.
Điều đó có thể gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và lãi suất toàn cầu. Báo cáo cảnh báo rằng các biến động như vậy có thể làm tăng chi phí bảo hiểm chuyến tàu vận chuyển trong khu vực và sự gia tăng giá hàng hóa thế giới.
Bá Ước
Theo Nhipcaudautu.vn
Chính phủ Trung Quốc và lĩnh vực tư nhân không đối đầu nhưng nếu mối lo về chính trị cao hơn lợi ích kinh tế, chắc chắn chính phủ không để yên.
Được định nghĩa là những người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 2000, thế hệ millenial đang nổi lên trên khắp thế giới, nắm giữ các vị trí có tầm ảnh hưởng lớn trong các Chính phủ, doanh nghiệp và các hoạt động xã hội.
Đại hội 19 là một mốc quan trọng đánh dấu Trung Quốcchuyển sang "Thời đại Tập Cận Bình". Theo thông báo ban đầu của cơ quan ĐCSTQ ngày 29/9, có 2.287 đại biểu đến Bắc Kinh dự Đại hội, so với số liệu công bố ban đầu thiếu 27 đại biểu.
Đại hội 19 có thể sẽ vạch đường hướng để Trung Quốc đạt được các mục tiêu trong khái niệm "giấc mơ Trung Hoa" do Tập Cận Bình đề xướng.
Khi Cowperthwaite thôi chức Bộ trưởng Tài chính Hồng Kông năm 1971, nhiệm kỳ của ông được đánh giá là thành công vang dội.
Singapore được công nhận vì hệ thống luật không để lọt bất kỳ hành vi hối lộ và tham nhũng nào. Đây cũng là quốc gia châu Á duy nhất luôn duy trì trong top 10 nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới theo số liệu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Theo tờ Quan điểm (Nga), có vẻ như Pháp đang cảm thấy mình đang bị hất ra khỏi cuộc chơi địa chính trị toàn cầu, cùng với đó họ nhận ra sai lầm trong chính sách ngoại giao của mình khi chưa đặt Nga vào đúng vị thế của nó.
Trong chưa đầy 1 năm qua, Nga đã rót gần 4 tỷ USD đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí tại khu vực người Kurd ở Iraq.
Luật hoá việc ngăn chặn mọi liên hệ với Nga đã trở thành hiệu ứng trên chính trường Mỹ.
Theo tờ Komersant (Nga), Chủ tịch Chủ tịch Cuba Raul Castro mới đây đã thực hiện động thái hoàn toàn không thuộc về phong cách quen thuộc của nhà lãnh đạo này khi đề nghị có cuộc gặp riêng với Đại sứ Mỹ tại Cuba Jeffri de Laurentis...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự