Áp lực trong nước, nặng gánh cam kết hơn các nước, thiếu niềm tin vào khoa học khí hậu là các nguyên nhân khiến ông Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận.

Chính trường Campuchia đang nóng lên từng ngày với cuộc chạy đua tranh cử vào hội đồng xã, phường dự kiến diễn ra ngày 4-6.
Vấn đề người Campuchia gốc Việt vẫn là đề tài quen thuộc cho các đảng đối lập vận động thu hút cử tri.
Cuộc đua của hai đảng lớn
Cuộc vận động tranh cử hội đồng xã, phường ở Campuchia chính thức được khởi động cách nay một tuần (ngày 20-5), khi các đảng phái chính trị đã có những cuộc tập trung lớn những người ủng hộ. Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tổ chức mittinh tại Trung tâm triển lãm - sự kiện trên đảo Koh Pich (người Việt gọi là đảo Kim Cương).
Còn phía Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), đảng đối lập lớn nhất, cũng đã huy động hàng ngàn người ủng hộ tập trung tại quảng trường Samdech Techo Hun Sen để làm lễ khởi động chương trình vận động tranh cử.
Theo nhận định của giới quan sát chính trị ở Campuchia, cuộc bầu cử vào hội đồng xã, phường vẫn là “cuộc chơi” chính của hai đảng lớn trên.
Phía Đảng CPP của Thủ tướng Hun Sen được cho là đã tăng uy tín lên rất nhiều nhờ chính sách cải tổ kinh tế, cải thiện hình ảnh cá nhân của các đảng viên CPP và nỗ lực chống tham nhũng trong bộ máy cầm quyền.
Trong khi đó, Đảng CNRP thời gian gần đây đã liên tục gặp sóng gió. Người được cho là có ảnh hưởng lớn nhất của CNRP, ông Sam Rainsy, phải sống lưu vong ở nước ngoài do trốn án tù ở Campuchia.
Ông này gần đây đã buộc phải từ chức chủ tịch Đảng CNRP và ông Kem Sokha, phó chủ tịch đảng, lên thay. Năm rồi, ông này lại dính đến xìcăngđan tình ái cùng nghi án tham nhũng, đã bị tòa án kết án tù, khiến uy tín của đảng này bị giảm sút.
Ông So Sarin, một nhà quan sát chính trị ở thủ đô Phnom Penh, cho rằng khác với bầu cử đại biểu quốc hội, vốn chỉ có hai đảng CPP và CNRP giành được ghế, cuộc bầu cử hội đồng xã, phường cũng sẽ mở ra cơ hội cho các đảng nhỏ.
Ông Sarin cho rằng một chính đảng gần đây nổi lên với chính sách dân tộc cực đoan là Đảng Liên minh vì dân chủ, do ông Khem Veasna - một cựu thành viên của Đảng Sam Rainsy - làm chủ tịch. Đảng này hay lấy vấn đề người Việt Nam ra để chỉ trích đảng cầm quyền, đã gây khó dễ ở một số địa phương xa Phnom Penh.
Tuy nhiên, nhà chức trách Campuchia cũng đã tuyên bố sẽ mạnh tay với các hành động gây mất trật tự khi vận động tranh cử cũng như gây trở ngại cử tri đi bỏ phiếu, khiến những cuộc vận động tranh cử cũng “ôn hòa” hơn.
Người Việt “yên ổn hơn”
Một trong những lo ngại là mỗi khi vào thời điểm bầu cử, các đảng đối lập lại lấy vấn đề người Campuchia gốc Việt để kích động mâu thuẫn xã hội, nhằm thu hút cử tri theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Tại tỉnh Battambang, nhiều người gốc Việt cho biết họ được khuyến cáo “không nên đi bầu cử”. Ông Trần Văn Bảo, chủ tịch Hội người Campuchia gốc Việt ở Battambang, cho biết có chuyện một số hộ dân bị buộc cam kết không đi bỏ phiếu bầu. Tuy nhiên, một số hộ không đi.
Battambang hiện có trên 2.000 người gốc Việt. Ông Bảo nói Đảng Liên minh vì dân chủ cũng đã dọa “đuổi người Việt sang Việt Nam” khi vận động tranh cử.
“Họ chỉ dọa như vậy chứ chưa xảy ra mâu thuẫn, va chạm nhau như lần bầu cử trước” - ông Bảo nói.
Ông Hoàng Văn Thiện, phó chủ tịch Hội người gốc Việt tại thị xã Siem Reap - nơi có trên 15.000 người gốc Việt sinh sống, cho biết phần lớn người gốc Việt “đứng bên ngoài” cuộc bầu cử. Các đảng đối lập muốn “lôi người Việt vào làm đề tài tranh cử, nhưng lại không muốn người Việt đi bỏ phiếu. Bởi có bỏ phiếu, phần lớn người Việt sẽ bỏ cho Đảng CPP”.
Tại tỉnh Kandal, tỉnh có đường biên giới giáp với Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Tài - chủ tịch Hội người Campuchia gốc Việt của tỉnh - nói trên 10.000 người gốc Việt ở đây vẫn không bị tác động nhiều bởi cuộc bầu cử hội đồng xã, phường. Nhưng theo ông, có thể họ sẽ ít đi bỏ phiếu hơn trước.
Phép thử
Campuchia có 71 chính đảng được phép hoạt động. Dù vậy, chỉ có 12 đảng với trên 88.000 ứng viên đăng ký tranh cử vào hội đồng địa phương kỳ này. Cuộc bầu cử hội đồng xã, phường kỳ này được xem là phép thử về sự ủng hộ của cử tri dành cho các đảng trước cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI (dự kiến diễn ra năm sau).
Ở cuộc bầu cử hội đồng xã, phường khóa trước (khóa III - năm 2012), Đảng CPP chiếm đến 1.592/1.633 ghế trưởng xã, phường.
Tuy nhiên, khi Đảng CNRP thành lập và nhảy vào cuộc đua vào Quốc hội (khóa V - năm 2013) đã giành đến 55/123 ghế nghị sĩ Quốc hội, còn Đảng CPP có 68 ghế. Kết quả đã làm cho Đảng CPP của Thủ tướng Hun Sen phải cải tổ mạnh mẽ để lấy lại cảm tình của cử tri.
Nóng vì khẩu chiến
Ngày 25-5, phát biểu trước hơn 4.000 người theo đạo Thiên Chúa ở thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh CPP phải giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới để đảm bảo ổn định đất nước.
“Để đảm bảo hòa bình và đất nước tiếp tục phát triển, lựa chọn duy nhất là CPP phải giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới ở mọi cấp. Để bảo đảm mạng sống của hàng triệu người dân, chúng ta sẵn sàng loại bỏ 100 hay 200 người bởi chúng ta đã được học bài học quá khứ đủ cay đắng rồi” - báo Cambodia Daily dẫn lời ông Hun Sen.
Nhà lãnh đạo Campuchia cáo buộc CNRP đang cố tình kích động một cuộc nội chiến và đe dọa đến gia đình của ông.
“Dọa xử lý gia đình Hun Sen cũng là dọa tiêu diệt Hun Sen; những người ủng hộ Hun Sen sẽ không ngồi im, bản thân Hun Sen cũng sẽ không im lặng” - thủ tướng Campuchia nhấn mạnh và dọa CPP sẽ khởi động tiến trình pháp lý buộc CNRP phải giải thể.
Đáp lại, Phó chủ tịch Đảng CNRP Eng Chhay Eang khẳng định ông không muốn mất công tranh cãi với ông Hun Sen và kết quả như thế nào sẽ do nhân dân quyết định.
Tuy nhiên, phát biểu trước đám đông ủng hộ ngày 25-5, Chủ tịch CNRP Kem Sokha khẳng định nếu CNRP giành chiến thắng trong bầu cử, họ sẽ đưa Sam Rainsy đang sống lưu vong ở Pháp về nước.
DUY LINH
TIẾN TRÌNH
Theo Tuoitre.vn
Áp lực trong nước, nặng gánh cam kết hơn các nước, thiếu niềm tin vào khoa học khí hậu là các nguyên nhân khiến ông Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận.
Việc cho phép lưu hành và kiểm soát cây chuyển gen là bước đầu cho phép Việt Nam bắt nhịp với nông nghiệp hiện đại dựa trên công nghệ sinh học
Tình trạng 'nghiện' vay nợ đang đe dọa sự phát triển bền vững của Trung Quốc.
Robot có thể là cách giúp hai cường quốc Đức, Nhật Bản giải quyết 'quả bom' hẹn giờ trong nhân khẩu học, khi dân số già đang bắt đầu làm trì trệ tăng trưởng kinh tế.
Trong vụ mã độc WannaCry làm tê liệt hàng chục ngàn máy tính trên toàn cầu, nhóm tin tặc đứng sau nó đã đòi nạn nhân một khoản tiền chuộc 300 USD dưới dạng tiền ảo Bitcoin. Báo Guardian (Anh) đã nêu ra các lý do tiềm tàng khiến đồng tiền này bị bọn tội phạm mạng lợi dụng.
Chúng ta vẫn chưa biết được liệu sản lượng dầu ở Mỹ có thể tăng lên tới mức nào
Cơ quan Báo chí trực thuộc Phủ Tổng thống Nga mới đây đã lên tiếng xác nhận rằng Tổng thống Nga Putin sẽ có chuyến thăm chính thức đến Pháp từ ngày 29/5 tới đây. Chuyến thăm này được chờ đợi là sẽ có tác dụng “phá băng” trong quan hệ hai nước.
Khu vực miền đông và miền nam châu Phi có lợi ích địa - chính trị rất đặc biệt đối với Ấn Độ. Ấn Độ muốn liên kết với Nhật Bản thúc đẩy kế hoạch "hành lang tự do" từ châu Á - Thái Bình Dương đến châu Phi.
“Sự cố truyền thông” xảy ra tại Qatar ngày 23-5 đang có nguy cơ phát triển thành một vụ xung khắc nghiêm trọng giữa nước này với nhiều quốc gia Ả rập láng giềng.
6 ngàn tỉ USD nhu cầu so với 240 tỉ USD Bắc Kinh cam kết, phải chăng mục tiêu hoành tráng mà Trung Quốc đưa ra là minh chứng của chiến lược "cò gỗ mổ cò thật"?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự