Tuyên bố cắt giảm 300.000 quân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có vẻ đang vấp phải phản ứng trong quân đội, khi nhiều sỹ quan, binh sỹ lo lắng về tương lai cũng như không hài lòng với quyết định đột ngột của lãnh đạo.

Nhật báo Le Monde ngày 17/9 đăng bài viết "Trung Quốc- Nga, hai mô hình kinh tế tương phản" phân tích khoảng cách giữa đôi bên có lẽ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế.
Theo đó, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm cách nâng cao năng suất của lĩnh vực xí nghiệp quốc doanh thì Tổng thống Nga Vladimir Putin tỏ ra thiên về các biện pháp kiểm soát chặt mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Trung Quốc hôm 13/9 thông báo một trong những biện pháp nới lỏng kiểm soát của Nhà nước đối với các tập đoàn quốc doanh. Còn Nga thì từ năm 2012 đến nay Nhà nước vẫn gia tăng kiểm soát các tập đoàn kinh tế chiến lược: năng lượng, giao thông, ngân hàng, điện tử...
Những cải cách trên của Trung Quốc tiếp tục thể hiện đường lối được Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi từ năm 2013: giải phóng thị trường để tạo đà cho kinh tế phát triển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những lĩnh vực quan trọng như dầu khí, ngân hàng, viễn thông, luyện kim, đường sắt “có đủ khả năng sáng tạo để đối phó với cạnh tranh quốc tế” - theo thuật ngữ được Tân Hoa xã dùng.
Các tập đoàn quốc doanh lớn như điện thoại di động China Mobil, dầu khí Sinopec, Ngân hàng công thương ICBC sẽ mở cửa đón dòng vốn của các doanh nghiệp tư nhân, mặc dù Trung Quốc vẫn chưa dám ồ ạt tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, phần lớn trong 155.000 công ty do các chính quyền địa phương kiểm soát sẽ không có thay đổi. Chỉ khoảng 100 công ty nhà nước sẽ được tiếp nhận nguồn vốn tư nhân, nhưng vẫn do Nhà nước kiểm soát.
Trung Quốc buộc phải áp dụng các biện pháp cải cách lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước để cứu vãn nền kinh tế đang hụt hơi vì phần lớn các xí nghiệp quốc doanh hoạt động kém hiệu quả.
Người dân Nga chen chúc mua sắm sau khi nhiều cửa hàng thông báo sắp tăng giá các mặt hàng để kịp với tốc độ biến động tỉ giá. (Ảnh: AP,nguồn: baotintuc.vn)
Nhìn sang nước láng giềng Nga, xu hướng tỏ rõ sự trái ngược. Những nỗ lực cải cách "rụt rè" dưới thời ông Dimitri Medvedev làm tổng thống và ban hành năm 2011 đã được thay đổi sau khi ông Vladimir Putin trở lại điện Kremlin năm 2012. Số lượng “đại gia” quản trị độc lập giảm dần kể từ đầu năm 2013, nhiều cổ đông phải nhượng cổ phần lại cho các xí nghiệp Nhà nước...
Từ khi Nga bị Mỹ và phương Tây cấm vận vì sự kiện Crimea, quan điểm cần tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhà nước với các xí nghiệp càng được cổ vũ. Hàng loạt giới chức được Tổng thống Putin tín nhiệm được đưa vào các tập đoàn quốc doanh lớn trong các lĩnh vực quan trọng: dầu khí, vũ khí, giao thông, xây dựng …
Và như vậy xem ra mọi hy vọng đưa nền “tư bản nhà nước” Nga theo đường lối kinh tế tự do đã hoàn toàn “tiêu tan” - theo phân tích của nhà nghiên cứu xã hội học Nga Mikhail Korostikov trong bài viết đăng trên tạp chí chuyên đề của Viện Quan hệ quốc tế Pháp.
Quý Cao (theo Le Monde, Dân Trí)
Tuyên bố cắt giảm 300.000 quân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có vẻ đang vấp phải phản ứng trong quân đội, khi nhiều sỹ quan, binh sỹ lo lắng về tương lai cũng như không hài lòng với quyết định đột ngột của lãnh đạo.
Mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh chưa thể có bước chuyển mạnh mẽ trong chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình, do hai bên vẫn còn quá nhiều khác biệt.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp nhà nước tới Mỹ từ ngày 22 tới 25/9 và được dự đoán sẽ không nhượng bộ trước áp lực của Washington trong các vấn đề gai góc như tin tặc, tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông…
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đối mặt với nhiều vấn đề nóng mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt ra trong chuyến công du lần đầu tiên đến Mỹ vào cuối tuần này của ông Tập.
Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Ngoạigiao Hoàng Anh Tuấn nhận định sự đi xuống của kinh tế khiến Chủ tịch TQ Tập CậnBình gặp Tổng thống Mỹ lần này với vị thế yếu hơn so với lần trước.
Trung Quốc vẫn cải tạo đất trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông trong tháng 9 này, hơn 4 tuần sau khi Bắc Kinh nói đã ngừng hoạt động như vậy, một chuyên gia Mỹ ngày 15/9 khẳng định.
Đòi hỏi các quyền lợi trên biển theo luật pháp quốc tế nhưng lại lảng tránh các nghĩa vụ song hành, xây đảo nhân tạo và đòi vùng biển chủ quyền vốn không hề có là hai trong số những điều phi lý và nực cười của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960 là nước kém phát triển nhưng sau đó vượt qua giai đoạn phát triển ban đầu và thành công trong giai đoạn phát triển bền vững, trở thành nước tiên tiến trong thời gian rất ngắn.
Từ Nhật Bản, GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda gửi đến VietNamNet phân tích của ông về những thành quả cũng như tồn tại của nền kinh tế VN sau 30 năm đổi mới, những thách thức mà Việt Nam phải đối diện, đồng thời nêu ý tưởng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Trước thềm Fed nhóm họp, có nhiều nhận định trái ngược về tác động của việc Mỹ thoát khỏi mức lãi suất cận 0%. Một trong số đó là ý kiến cho rằng Fed đang trên đà lặp lại sai lầm lớn nhất trong thời kỳ Đại suy thoái thập niên 1930.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự