Chuyên gia Nga trao đổi về các vấn đề trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay.

Hãng tin Express cho biết, trong suốt 18 tháng qua, Nga và NATO đã có tổng cộng 66 lần “suýt” xảy ra chiến tranh.
Giới quan sát đã cảnh báo hai bên cần nhanh chóng đưa ra nhiều luật lệ mới về tập huấn quân sự để tránh xung đột xảy ra. Theo trang Express (Anh), số lượng những lần “đối đầu quân sự” giữa hai phía đã tăng đột biến từ tháng 3-2014. Sự “leo thang” này có tính liên quan đến sự kiện Nga tái xác nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào lãnh thổ nước mình.
Theo một bản báo cáo được đăng tải bởi tổ chức Mạng lưới Lãnh đạo Châu Âu (ELN), các bộ trưởng châu Âu đã lên tiếng cảnh báo: “Tình hình hiện nay đang mở ra rủi ro xuất hiện những tính toán sai lầm hoặc tai nạn hy hữu giữa hai bên, làm trầm trọng thêm tình hình khủng hoảng hoặc thậm chí là gây nên đối đầu quân sự trực tiếp”.
Tổ chức ELN còn cảnh báo rằng Nga đang “chủ động chuẩn bị cho trường hợp xung đột với NATO”. Cả NATO và Nga trong thòi gian qua đã gia tăng quy mô và mức độ tinh vi bằng các hoạt động tập trận lớn “với kịch bản chiến tranh” cụ thể.
Trong năm nay, phía NATO đã lên kế hoạch thực hiện 270 cuộc tập trận. Trong khi đó, theo ELN, phía Nga đã tuyên bố sẽ thực hiện gần 4000 đợt huấn luyện và tập trận. Trong tháng Bảy vừa qua, Moscow đã cảnh báo cuộc tập trận “Rapid Trident” (tạm dịch: Đinh ba Thần tốc) tại miền Tây Ukraine sẽ dẫn đến “hậu quả khủng khiếp”.
Giám đốc của tổ chức ELN là Ian Kearns nhận xét, những đợt tập trận với kịch bản chiến tranh như thế này đang “góp phần tạo nên một bầu không khí thiếu niềm tin” tại khu vực. Điều này làm tăng rủi roc ho các cuộc đụng độ giữa lực lượng NATO và Nga.Bộ trưởng Quốc phòng Anh ông Michael Fallon vừa qua đã bác bỏ khả năng một cuộc chiến có thể nổ ra giữa NATO và Nga. Tuy nhiên, khả năng tình trạng căng thẳng đối đầu giữa hai phía khó có thể chấm dứt trong tương lai gần.
Chuyên gia Nga trao đổi về các vấn đề trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay.
Trong cuộc duyệt binh lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc ngày 3/9 tới, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không tham dự dù đã được mời, mà chỉ cử “nhân vật số 2” Choe Ryong-hae đến Bắc Kinh.
“Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế”
Khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc sẽ tác động mạnh đến chính sách ngoại giao của nước này trong thời gian sắp tới, trong đó có vấn đề Biển Đông, theo tạp chí National Interest (Mỹ).
Căng thẳng hai miền Triều Tiên vừa qua có thể xuất phát từ việc Bình Nhưỡng muốn lôi kéo sự chú ý của Trung Quốc khi đồng minh duy nhất này đang ngày càng lạnh nhạt, đồng thời chia rẽ tình bạn chớm nở Trung - Hàn.
căng thẳng Hàn Quốc - Triều Tiêntình hình bán đảo Liên Triều
Trong bối cảnh xuất hiện ngày càng tăng các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở Nga và châu Âu, những kịch bản tồi tệ bắt đầu xuất hiện.
Trong những tình huống khác nhau, nước Mỹ cần có lực lượng không quân và hải quân mạnh, có thể vượt qua hệ thống chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD) của Trung Quốc, can thiệp dứt khoát trong bất kỳ trường hợp nào.
Đang có những dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt bên trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc trước chính sách cải cách mạnh mẽ của Chủ tịch Tập Cận Bình, theo bài viết đăng ngày 25.8 của trang tin Business Insider (Mỹ).
Cuộc đàm phán cấp cao Hàn-Triều vừa kết thúc hôm qua (25-8) sẽ là bài học đắt giá dành cho Hàn Quốc, Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao của Triều Tiên cho biết hôm 26-8.
căng thẳng Hàn Quốc - Triều Tiêntình hình bán đảo Liên Triều
Mạng tin Đa Chiều ngày 25/8 dẫn thông tin từ tạp chí CounterPunch cho biết Djibouti đã yêu cầu quân đội Mỹ rời căn cứ Camp Obock tại quốc gia Đông Phi này để trao cho Trung Quốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự