Tham vọng trở thành lãnh đạo châu Á của Trung Quốc đang dần trở thành hiện thực với việc thúc đẩy sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.

Trung Quốc đã khiến cả thế giới sửng sốt với số thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) ở nước ngoài trị giá tổng cộng 246 tỷ USD trong năm 2016.
Làn sóng thâu tóm tài sản ở nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc đang bị chặn lại, kịch tính không kém khi bắt đầu.
Theo hãng tin Bloomberg, sau khi khiến cả thế giới sửng sốt với số thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) ở nước ngoài trị giá tổng cộng 246 tỷ USD trong năm 2016, các công ty Trung Quốc giờ đây đang phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát vốn ngặt nghèo hơn và sự thận trọng gia tăng của đối tác.
Trong 4 tháng đầu năm nay, giá trị các vụ thâu tóm doanh nghiệp ở nước ngoài của công ty Trung Quốc giảm 67% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009.
Các nhà phân tích cho biết không có nhiều dấu hiệu cho thấy hoạt động mua sắm tài sản ở nước ngoài của Trung Quốc sẽ sớm hồi phục. Lý do là cơ quan chức năng Trung Quốc đã thắt chặt các quy định kiểm soát dòng vốn, khiến các ty công khó chuyển tiền ra nước ngoài để hoàn tất thương vụ.
Ngoài ra, đối tác nước ngoài cũng đặt ra những trở ngại mới sau khi trở nên lo sợ vì một loạt thỏa thuận với phía Trung Quốc bị hủy bỏ. Một số đòi hỏi công ty Trung Quốc phải nộp những khoản tiền phạt lớn nếu rút khỏi thỏa thuận, một số khác từ chối lời chào mua của khác Trung Quốc và chấp nhận mức giá thấp hơn từ đối tác khác.
“Hoạt động M&A ở nước ngoài của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục ở mức thấp trong thời gian còn lại của năm nay”, ông Bee-chun Boo, luật sư về M&A thuộc công ty luật Baker & McKenzie LLP ở Bắc Kinh, nhận xét.
Số thương vụ sụt giảm có thể giúp co hẹp dòng vốn chạy khỏi Trung Quốc, theo đó ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ của nước này. Tuy nhiên, điều này cũng có thể đồng nghĩa với làm mất đi một trụ cột hỗ trợ cho giá tài sản trên toàn cầu.
Năm ngoái, với giá trị M&A ở nước ngoài tăng 137%, Trung Quốc chiếm vị trí thứ hai thế giới về thâu tóm doanh nghiệp ở nước ngoài, chỉ sau Mỹ.
Hạ nhiệt “cơn sốt” mua sắm ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc đã trở thành một ưu tiên chính sách của Bắc Kinh.
Theo nguồn tin thận cận của hãng tin Bloomberg, từ nay đến hết tháng 9, Bắc Kinh dự kiến sẽ hạn chế các thương vụ mua sắm ở nước ngoài trị giá từ 1 tỷ USD trong những lĩnh vực không phải là lĩnh vực chủ chốt của công ty bên mua.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ cấm hầu hết những khoản đầu tư từ 10 tỷ USD và hạn chế những khoản mua sắm ở nước ngoài vượt quá 1 tỷ USD của các doanh nghiệp quốc doanh.
Ngay cả những thỏa thuận đã được công bố cũng gặp khó. Hồi tháng 4, công ty phát triển địa ốc Trung Quốc Shandong Tyan Home đổ lỗi cho các biện pháp kiểm soát vốn đã làm đổ vỡ thỏa thuận 1,3 tỷ USD của công ty này về mua lại cổ phần của công ty Barrick Gold trong một mỏ khoáng sản ở Australia.
Ngoài ra, kế hoạch mua lại xưởng phim Dick Clark Productions của Dalian Wanda - tập đoàn của tỷ phú Wang Jianlin - cũng đổ bể hồi tháng 3, với nguyên nhân mà theo nguồn tin thân cận là bên mua không thể chuyển tiền khỏi Trung Quốc.
Cũng trong tháng 3, công ty bất động sản Macrolink Group có trụ sở ở Bắc Kinh dừng đàm phán mua một lô đất trị giá 777 tỷ USD ở London từ công ty St. Modwen Properties, với lý do tương tự.
“Các biện pháp kiểm soát vốn rõ ràng đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động M&A ở nước ngoài của Trung Quốc”, ông Joseph Gallagher, trưởng bộ phận M&A khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Credit Suisse Group, nhận định.
Để tránh rủi ro trong trường hợp thỏa thuận với đối tác Trung Quốc đổ vỡ, nhiều bên bán công ty giờ yêu cầu công ty Trung Quốc phải chấp nhận phí bồi thường cao, lên tới 10% giá trị thỏa thuận, từ mức 2% trước kia.
Chẳng hạn, trong tháng 5 này, một nhóm công ty Trung Quốc dẫn đầu bởi Zhengzhou Coal Mining mới đây đã chấp nhận mức phí bồi thường 10% như một phần trong thỏa thuận trị giá 592 triệu USD mua lại mảng thiết bị khởi động và máy phát của Robert Bosch.
Điều này có nghĩa là nếu rút lui khỏi thỏa thuận vì bất kỳ lý do gì, nhóm nhà đầu tư Trung Quốc phải bồi thường cho Robert Bosch số tiền 59,2 triệu USD.
Trong bối cảnh những trở ngại mà các công ty Trung Quốc phải đối mặt trong hoạt động M&A ở nước ngoài, một số chuyên gia dự báo giá trị các vụ thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài của công ty Trung Quốc trong năm nay sẽ giảm 40-50% so với năm ngoái.
Bình Minh
Theo vneconomy.vn
Tham vọng trở thành lãnh đạo châu Á của Trung Quốc đang dần trở thành hiện thực với việc thúc đẩy sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.
Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc được đánh giá có quy mô đầu tư lớn song điều này không có nghĩa các nước tham dự dễ dàng để Bắc Kinh thay đổi luật lệ.
Trung Quốc tuyên bố sáng kiến “Vành đai và Con đường” mở ra cơ hội tăng cường kết nối giữa các nước ASEAN cũng như nhiều khu vực kinh tế trên thế giới.
Khối các nước ASEAN đang kỷ niệm 50 năm thành lập khối và hướng về tương lai sắp tới. Các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên rõ ràng.
Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội dẫn đầu trật tự kinh tế-chính trị châu Á-Thái Bình Dương sau khi Mỹ rút khỏi TPP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trấn an dư luận rằng sáng kiến “Một vành đai - Một con đường” chỉ nhằm cục tiêu phát triển toàn cầu, "các bên cùng có lợi".
Thế giới có thể sắp chứng kiến một làn sóng đầu tư khủng từ Trung Quốc trong những năm tới, kéo theo là những thay đổi trong bản đồ giao thương toàn cầu và địa chính trị.
Trung Quốc có cơ hội để bước vào vai trò lãnh đạo toàn cầu, mà Mỹ đã từng đảm nhiệm và hiện nước này có thể đang tìm cách từ bỏ nó.
Một cuộc chiến tranh mạng giữa Mỹ và Bắc Triều tiên có thể xảy ra, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và thị trường tài chính Mỹ.
Ông Moon Jae-in không tin rằng các cường quốc bên ngoài có thể chế ngự được Triều Tiên thông qua biện pháp quân sự.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự