Trung Quốc và Nga hiện đang tăng cường an ninh, quan hệ kinh tế và ngoại giao, khiến an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn đã mong manh nay càng trở nên phức tạp.

Chỉ trong một vài tuần qua, giá dầu đã giảm khoảng 16%. Điều này đã gây khó khăn cho các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc kinh doanh mặt hàng này, trong đó có Nga.
Khi ông Vladimir Putin trở lại làm Tổng thống Nga năm 2000, giá dầu trung bình giao dịch ở mức 28,4 USD/thùng. Trong vòng 5 năm trở lại đây, giá dầu đã tiến tới giao dịch ở mức quanh 100 USD/thùng và có vẻ giá dầu hiện nay đã đi được gần 1 vòng.
Bộ Tài chính của quốc gia này đã cảnh báo về mức thâm hụt mạnh hơn nếu việc cắt giảm chi tiêu và các biện pháp thắt lưng buộc bụng không được thực hiện.
Thâm hụt ngân sách có thể tồi tệ hơn
Gần một nửa doanh thu tài chính của Nga đến từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Ngân sách của quốc gia rộng nhất thế giới đã thâm hụt 2,6% trong năm 2015 – mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Bộ trưởng Bộ Tài chính Anton Siluanov cảnh báo chính phủ nước này rằng ngân sách của Nga có khả năng giảm mạnh hơn nữa với tình trạng hiện nay.
Ngân sách năm 2016 của nga được xây dựng trên mức giá dầu trung bình 50 USD/thùng và mức thâm hụt GDP là 3%. Ông Siluanov cho rằng cần có các biện pháp thắt chặt trị giá 1,5 nghìn tỷ Rúp (tương đương 18,9 tỷ USD) mới tránh được mức thâm hụt rơi xuống 6% trong năm nay.
Đồng Rúp suy yếu sẽ thúc đẩy lạm phát
Trong hơn một thập kỷ qua, tiêu dùng là kim chỉ nam của nền kinh tế Nga nhưng hiện nay nhu cầu trong nước yếu đã trở thành rào cản chính cho sự tăng trưởng của quốc gia này.
Giá dầu giảm không chỉ làm suy yếu nền kinh tế Nga mà còn khiến đồng Rúp giảm giá. Điều đó có nghĩa rằng người tiêu dùng phải bỏ nhiều tiền hơn nếu họ muốn duy trì mức tiêu dùng như trước.
Những căng thẳng địa chính trị cũng đã gây thêm những áp lực khiến đồng Rúp yếu đi so với những đồng tiền khác. Kể từ khi bán đảo Krưm sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014 và lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh Châu Âu có hiệu lực, giá trị đồng Rúp đã giảm gần một nửa.
Đồng nội tệ suy yếu đã đẩy lạm phát của Nga lên mức 16,9% - mức cao nhất trong vòng 13 năm qua – vào tháng 3/2015. Tốc độ tăng trưởng giá tiêu dùng hàng năm giảm xuống 12,9% vào tháng 12/2015, gấp 3 lần mục tiêu của ngân hàng trung ương nước này.
GDP có thể tiếp tục giảm trong năm 2016
Trong diễn văn đọc trước Nghị viện Nga năm 2001, Tổng thống Putin từng kêu gọi sự đa dạng hơn trong nền kinh tế: “Chúng ta (nước Nga) có thể kiếm thật nhiều tiền ở đâu? Ở dầu mỏ, khí đốt, kim loại và các hàng hóa khác”. Tại thời điểm đó, dầu mỏ và khí đốt chiếm khoảng 30% doanh thu ngân sách liên bang. Đến năm 2015, Bộ Tài chính cho biết tỷ lệ này đã tăng lên 44%.
Sự phụ thuộc lớn hơn vào dầu mỏ và khí đốt đồng nghĩa với việc GDP của Nga có liên hệ mật thiết tới những biến động của loại hàng hóa này. Với sự sụt giảm như hiện nay của giá dầu, nền kinh tế của Nga có nguy cơ suy giảm năm thứ hai liên tiếp. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga năm 2015 là -3,7% - mức suy giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, và theo kết quả khảo sát của Bloomberg, chỉ số kinh tế này có thể sẽ tiếp tục thu hẹp ở mức -0,5% trong năm nay.
Trung Quốc và Nga hiện đang tăng cường an ninh, quan hệ kinh tế và ngoại giao, khiến an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn đã mong manh nay càng trở nên phức tạp.
Mặc dù sự giảm tốc của Trung Quốc sẽ tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho một số nước, nó cũng đem lại cơ hội cho những nước khác.
Báo chí Đài Loan đặt nhiều nghi vấn về chuyến đi của ông Mã Anh Cửu đến đảo Ba Bình, nghi ngờ đó là sự hợp tác ngầm của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan trong việc đối phó các nước ở Biển Đông.
“Sách lược của Trung Quốc “gác lại tranh chấp, cùng nhau phát triển” xem như đã khép lại.
Trong chuyến công du ba nước Trung Đông vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phải "đi trên dây" để đảm bảo sự cân bằng trong mối quan hệ đối với các quốc gia vốn tồn tại nhiều bất đồng.
Mỹ thuyết phục Campuchia ủng hộ lập trường của mình ở Biển Đông, trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng ngày càng lớn với Phnom Penh.
Tận dụng khoảng trống khi hai cường quốc là Mỹ và Nga đang tập trung vào chiến trường Syria, Trung Quốc đã có những bước đi nhằm tăng cường vị thế và ảnh hưởng tại khu vực.
Nhà đầu tư tỷ phú George Soros vừa đưa ra nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với kịch bản “hạ cánh cứng” – điều sẽ làm gia tăng áp lực giảm phát đối với kinh tế toàn cầu.
George Soros cho rằng việc này sẽ làm trầm trọng thêm áp lực giảm phát toàn cầu, kéo tụt giá cổ phiếu và làm tăng giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Dựa trên những đánh giá về triển vọng kinh tế toàn cầu, các chuyên gia phân tích của The Economist Intelligence Unit đã viết nên báo cáo nêu bật 3 xu hướng sẽ chi phối chiến lược của các ngành trong năm 2016.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự