Đòi hỏi các quyền lợi trên biển theo luật pháp quốc tế nhưng lại lảng tránh các nghĩa vụ song hành, xây đảo nhân tạo và đòi vùng biển chủ quyền vốn không hề có là hai trong số những điều phi lý và nực cười của Trung Quốc trên Biển Đông.

Nếu khéo léo giải quyết vấn đề, thì các nền kinh tế tiếp nhận người di cư có thể biến đây thành các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của họ.
Mảnh đất hứa cho người tị nạn
Theo nhận định của Jean-Christophe Dumont - Trưởng bộ phận di cư quốc tế và Stefano Scarpetta - Giám đốc về việc làm, lao động và các vấn đề xã hội tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), châu Âu hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn tràn vào khu vực.
Tuy nhiên, châu lục này đủ sức để đối phó với vấn đề này. Ông Jean-Christophe Dumont cho rằng, cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay là chưa từng có trong lịch sử của khu vực, với khoảng gần một triệu người nộp đơn xin tị nạn tại các nước châu Âu (chủ yếu là Đức) trong năm nay.
Quản lý được cuộc khủng hoảng này là công việc đặc biệt và hết sức phức tạp vì nhiều lý do. Sự đa dạng của các dòng chảy người tị nạn vào châu Âu - với số người đến Syria, Iraq và Eritrea chiếm gần 30% số đơn xin đăng ký tị nạn trong 5 tháng đầu năm 2015 - và số lượng vào các nước châu Âu rất khác nhau đang đặt ra những vấn đề mới cho khu vực.
Cuộc khủng hoảng này nhiều khả năng còn kéo dài cho tới khi nào tình hình tại Syria và Libya hết hỗn loạn. Sự nhạy cảm của dư luận đối với các vấn đề di cư, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế khu vực vừa cơ bản thoát khỏi một cuộc khủng hoảng lớn và vẫn còn nhiều di chứng như tỷ lệ thất nghiệp cao đang ảnh hưởng đến các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp phối hợp và thống nhất trong khu vực cho vấn đề này.
Đây chính là một trong những lý do khiến nhiều ý kiến cho rằng, cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện nay có thể làm suy yếu thêm, thậm chí làm mất ổn định tại các nền kinh tế trong châu lục.
Tuy nhiên, châu Âu đang có cả các phương tiện và kinh nghiệm để đối phó với cuộc khủng hoảng này. Một số quốc gia gần đây đã được quản lý những cuộc di dân lớn mà không gây tổn hại cho sức mạnh kinh tế hay không gây rạn nứt gắn kết xã hội. Đơn cử, trong giai đoạn 1988-2005, Đức đã chào đón hơn ba triệu người di cư gốc Đức thiểu số từ các nước trở về.
Tại Tây Ban Nha, số lượng người nhập cư đã tăng gấp ba lần từ năm 2000 đến năm 2010. Hay tại Vương quốc Anh, số dân thuộc các nước EU nhập cư vào Anh cũng đã tăng hơn một triệu người kể từ năm 2004.
Tất nhiên, những minh chứng kể trên không liên quan đến những cuộc di cư lớn của người tị nạn như hiện nay. Tuy nhiên nó cho thấy một điều, nếu khéo léo giải quyết vấn đề, thì các nền kinh tế tiếp nhận người di cư có thể biến đây thành các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của họ.
Như một nghiên cứu của OECD đã chỉ ra, nếu hoạt động di cư được quản lý tốt sẽ đóng một vai trò tích cực trong nền kinh tế. Các bằng chứng ghi nhận được ở nhiều nước cho thấy, những người nhập cư có xu hướng trả nhiều tiền thuế và các khoản đóng góp an sinh xã hội hơn là các lợi ích mà họ nhận được.
Ví dụ tại châu Âu, người nhập cư đóng góp khoảng 65% trong tổng mức tăng của lực lượng lao động giai đoạn 2000 – 2010. Cũng trong thời kỳ này, trong khi người bản địa từ chối làm việc ở nhiều ngành nghề (với mức giảm lao động 28%) thì những người nhập cư mới đã đảm nhiệm các công việc đó và ghi nhận mức tăng 15%.
Cơ hội giải quyết vấn đề lao động
Một điểm đáng chú ý là, người di cư (bao gồm cả dòng người tị nạn vào châu Âu hiện nay) không chọn nước đến chỉ để được hưởng trợ cấp từ các hệ thống an sinh xã hội tốt, mà chủ yếu là họ muốn tìm việc làm và tránh những bất ổn ở nước mà họ đang sống. Nhìn ở góc độ đó, trong bối cảnh dân số khu vực đang ngày càng già hóa thì một nguồn cung lao động và có kỹ năng của dòng người di cư có thể là một tài sản quý.
Tất nhiên, việc tiếp nhận và làm sao hội nhập những người tị nạn vào xã hội của các nước châu Âu đang là những thách thức lớn không thể xem nhẹ. Và đây chắc chắn là một nhiệm vụ khó khăn, tốn kém trong ngắn hạn. Sự thiếu chuẩn bị về ngôn ngữ và kỹ năng, khả năng chứng minh năng lực của những người di cư để tìm kiếm được các việc làm phù hợp cũng là những vấn đề không dễ giải quyết.
Do đó, việc đầu tư đáng kể lúc đầu là rất cần thiết để giúp người di cư ổn định và phát triển các kỹ năng cho họ. Trong trung và dài hạn, khi những người tị nạn quyết định ở lại sẽ đóng góp cho thị trường lao động và nền kinh tế, giống như cách mà nhiều người nhập cư trước họ đã làm.
Vẫn biết việc đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay không thể và không nên chỉ bằng các biện minh về lý luận kinh tế. Tuy nhiên trong trung hạn, có một điều chắc chắn là, nếu nước Đức chào đón một số lượng lớn nhất của những người tị nạn, thì chính nền kinh tế này sẽ là đối tượng đầu tiên được hưởng lợi từ quyết định này. Đức dự kiến sẽ nhận được số đơn xin tị nạn lên đến khoảng 800 nghìn người trong năm nay, gấp 4 lần so với năm ngoái.
Chính phủ Đức dự kiến sẽ chi thêm 6 tỷ Euro (6,7 tỷ USD) để hỗ trợ dòng người tị nạn kỷ lục trong năm nay. Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Ifo Institute, ước tính ngân sách của Đức sẽ thặng dư khoảng 7 - 9 tỷ Euro trong năm nay. Và nguồn thặng dư này nên dành cho việc giải quyết cho dòng người tị nạn trong năm nay mà không tạo nên gánh nặng ngân sách.
“Nếu Đức tiếp cận và giải quyết được vấn đề người tị nạn đúng cách thì chúng ta sẽ giải quyết được phần nào vấn đề nhân khẩu học trong thập kỷ tới” – kinh tế trưởng Holger Schmieding thuộc Ngân hàng Berenberg nhận định.
Đức cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác đang phải vật lộn với tỷ lệ sinh thấp và tình trạng dân số già. Việc có một nguồn lực lao động mới, như từ dòng người nhập cư hiện nay vì thế là rất cần thiết.
Hơn nữa, theo ông Schmieding, những người di cư là những người đã dám chấp nhận những rủi ro rất lớn để đến được các nước mà họ mong muốn. Do đó, họ thường có xu hướng sẵn sàng lao động và đây chính là cách để một nền kinh tế già hóa nhưng vẫn trở nên sôi động.
Đòi hỏi các quyền lợi trên biển theo luật pháp quốc tế nhưng lại lảng tránh các nghĩa vụ song hành, xây đảo nhân tạo và đòi vùng biển chủ quyền vốn không hề có là hai trong số những điều phi lý và nực cười của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960 là nước kém phát triển nhưng sau đó vượt qua giai đoạn phát triển ban đầu và thành công trong giai đoạn phát triển bền vững, trở thành nước tiên tiến trong thời gian rất ngắn.
Từ Nhật Bản, GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda gửi đến VietNamNet phân tích của ông về những thành quả cũng như tồn tại của nền kinh tế VN sau 30 năm đổi mới, những thách thức mà Việt Nam phải đối diện, đồng thời nêu ý tưởng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Trước thềm Fed nhóm họp, có nhiều nhận định trái ngược về tác động của việc Mỹ thoát khỏi mức lãi suất cận 0%. Một trong số đó là ý kiến cho rằng Fed đang trên đà lặp lại sai lầm lớn nhất trong thời kỳ Đại suy thoái thập niên 1930.
Theo Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, đối với Trung Quốc việc chuyển đổi sang trạng thái bình thường mới (New Normal) không chỉ gồm một hệ các chỉ số mới mà quan trọng hơn cả, họ cần có một thể chế kinh tế mới thực sự thị trường.
"Thị trường chứng khoán TQ là một vấn đề hết sức đặc thù; không giống sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã phát triển, mà đây là một mô hình phương Tây lai ghép trên điều kiện kinh tế TQ"
Việc ông Tập Cận Bình công bố cắt giảm 300.000 quân là bước đi đầu tiên trong kế hoạch cải tổ quân đội quy mô, phục vụ nhiều tham vọng của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm Mỹ trong tháng 9/2015, nhưng có vẻ vị thế của ông với người đồng cấp Barack Obama đã yếu hơn trước.
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi trong thập niên 2010-2020.
Sự giảm điểm của TTCK Trung Quốc thực ra lại không quá đáng ngại. Điều đáng lo lắng ở đây là những nhiệm vụ đang thách thức các nhà chức trách Trung Quốc,
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự