Đây là một cuộc tấn công rõ ràng và toàn diện nhất của chính quyền Mỹ vào Trung Quốc cho đến nay.

Trong bối cảnh lực lượng lao động của châu Á được dự báo sẽ suy giảm trong vài thập kỷ tới, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nước cung cấp nguồn lao động dồi dào nhất của khu vực.
Bloomberg rút ra từ số liệu của Liên hợp quốc cho thấy đến năm 2050, khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ chiếm gần 50% tổng lượng lao động của toàn thế giới, giảm so với mức 62% hiện nay.
Trong số này, Ấn Độ chiếm 18,8% lực lượng lao động toàn cầu, so với mức 17,8% hiện tại. Tỷ lệ của Trung Quốc giảm từ mức 20,9% hiện nay xuống chỉ còn 13%.
Sử dụng số dân trong độ tuổi lao động làm thước đo quy mô lực lượng lao động, nghiên cứu này cũng chỉ ra sự trỗi dậy của châu Phi, với Nigeria nhảy vọt từ số 9 lên số 3; Ethiopia và Congo đều lọt vào top 10.
Quy mô khổng lồ của lực lượng lao động thường được coi là một lợi thế chủ chốt để Ấn Độ vững bước trên con đường đạt được vị thế nền kinh tế siêu cường. Tuy nhiên, nước này vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể bắt kịp các nền kinh tế lớn khác: thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ hiện chỉ bằng 1/5 so với Trung Quốc.
Một vấn đề lớn khác mà Ấn Độ gặp phải đó là phải cung cấp đủ việc làm cho số lượng người lao động lớn như vậy. Có khá ít số liệu về thị trường lao động của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, nhưng những số liệu hiện có cho thấy tình trạng không mấy khả quan.
Khảo sát được thực hiện một số công ty được chọn lựa từ các ngành đồ da, ô tô và vận tải cho thấy trong 3 tháng đầu năm nay, số việc làm mới được tạo ra đã giảm xuống chỉ còn 64.000, so với mức 117.000 và 158.000 của 2 quý trước đó.
Lao động của Ấn Độ cũng bị thiếu hụt kỹ năng. Chỉ khoảng 5% lao động được đào tạo bài bản, so với mức 96% của Hàn Quốc. Thống đốc NHTW Raghuram Rajan đã gọi nhân lực là mối lo ngại chính của Ấn Độ trong trung hạn.
“Chúng ta đã có những kỹ sư máy tính thực sự thông minh, có cả những nhà khoa học xuất sắc, nhưng điều chúng ta còn thiếu chính là tầng lớp ở giữa. Đó là những công nhân nhà máy có bằng tốt nghiệp phổ thông, có thể làm những phép toán đơn giản, những người thợ có tay nghề cao hay những công nhân xây dựng có thể xây đường sá cầu cống”, Rajan nói. “Hiện đã có không ít người như vậy nhưng chừng đó là chưa đủ”.
Thủ tướng Narendra Modi đang chạy đua với thời gian để thay đổi điều này. Ông đã bổ nhiệm một Bộ trưởng mới phụ trách vấn đề kỹ năng cho người lao động, đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2022 phải đào tạo được 400 triệu công nhân có tay nghề cao.
Một vấn đề khác của Ấn Độ là khi nào và liệu nước này đã sẵn sàng chuyển đổi toàn bộ khu vực việc làm phi chính thức hay không. Hiện khu vực này đang tuyển dụng hơn 90% lực lượng lao động, cao nhất trên thế giới. Nếu tận dụng được khu vực việc làm phi chính thức, Chính phủ Ấn Độ sẽ thu được nhiều thuế hơn và số thuế này lại được đầu tư vào giáo dục, nâng cao chất lượng người lao đông.
Đây là một cuộc tấn công rõ ràng và toàn diện nhất của chính quyền Mỹ vào Trung Quốc cho đến nay.
Ngay cả các chuyên gia kinh tế của Trung Quốc cũng thừa nhận trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lan rộng, tình trạng kinh tế của Trung Quốc đã xuất hiện “đèn đỏ”.
Từ sau khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ hồi đầu tháng 7/2018 đến nay, kinh tế Trung Quốc liên tiếp xuất hiện những tin tức xấu.
Mục đích tăng thuế nhập khẩu không phải là giảm thâm hụt thương mại, mà là khoản thuế nhập khẩu đó, để bù vào khoản cắt giảm thuế 1.500 tỷ USD.
Hiện nay, cùng với chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, dư luận tỏ ra lo ngại trước triển vọng hợp tác với Trung Quốc trong xây dựng "Vành đai, con đường" với rất nhiều dự án thiếu hiệu quả.
Về bề ngoài, Mỹ tiến hành chiến tranh thương mại nhằm vào tất cả các đối tác, nhưng thực chất Mỹ chỉ nhằm chống lại Trung Quốc, những "đòn đau" về thương mại sẽ chưa kết thúc, các con bài đối phó của Trung Quốc đều không hiệu quả.
Bản chất sâu xa của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hiện nay không đơn thuần là vấn đề thương mại nằm ở mấy chục tỷ hàng hóa bị đánh thuế.
Nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn khi ông Trump liên tục thực hiện nhiều đợt áp thuế quan.
Hiện tại xuất hiện nhiều điểm tương đồng với giai đoạn kinh tế toàn cầu cất cánh 2005- 2007 trước khủng hoảng 2008 do đó có nhiều ý kiến lo ngại rằng 2019 – 2020 nền kinh tế thế giới có thể rơi vào giai đoạn suy giảm của một chu kỳ kinh tế 10 năm.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi thế riêng rất mạnh ở Đông Nam Á. Cuộc cạnh tranh giữa 2 thế lực này sẽ là một “trò chơi” dài lâu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự