“Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế”

Đang có những dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt bên trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc trước chính sách cải cách mạnh mẽ của Chủ tịch Tập Cận Bình, theo bài viết đăng ngày 25.8 của trang tin Business Insider (Mỹ).
Business Insider cho biết truyền thông nhà nước Trung Quốc thường không sơ ý đăng tải những bài viết nhạy cảm; thế nhưng cách đây vài tuần, tờ Nhân Dân Nhật báo đã gửi đi một thông điệp úp mở được cho là từ chính phủ đến những nhân vật dàn xếp chính trường, đặc biệt là các quan chức đã nghỉ hưu. Thông điệp có nội dung rất đơn giản: hãy lùi bước!
“Nên tạo một lề lối về việc từ bỏ quyền lực sau khi đã nghỉ hưu cho các quan chức”, theo một bài xã luận đăng tải trên Nhân Dân Nhật báo hồi đầu tháng 8.
Business Insider bình luận rằng chính quyền Trung Quốc đủ khả năng triệt hạ bất kỳ ai họ cho là bất tuân kỷ luật.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã triển khai chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn trong hơn một năm qua, và nhiều chuyên gia nhận định đây là cách để ông loại bỏ những phần tử chống đối và củng cố quyền lực của mình. Bài viết của Nhân Dân Nhật báo có đề cập chiến dịch này, đồng thời nhắc đến Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc như ví dụ về một cá nhân không biết cách rời bỏ quyền lực.
Là quan chức cấp cao nhất “ngã ngựa” tính từ thời cố lãnh đạo Mao Trạch Đông, ông Chu bị tuyên án tù chung thân về các tội nhận hối lộ, lạm dụng quyền hành và tiết lộ bí mật nhà nước.
Sau bài viết trên, đã xuất hiện thêm một dấu hiệu khác nữa về sự chia rẽ trong nội bộ Trung Quốc, theo Business Insider, là bài xã luận công khai nhằm vào những người còn nghi ngờ chính sách cải tổ kinh tế được biết đến với tên gọi “Bình thường mới” của chính phủ.
Bài xã luận này được đăng tải rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông tại Trung Quốc, bao gồm cả tờ Nhân Dân Nhật báo, trang tin Mỹ cho hay.
Bài viết được ký với tên tác giả là Quách Bình, một bút danh thường được truyền thông nhà nước Trung Quốc sử dụng khi bình luận về những vấn đề lớn của đảng và nhà nước.
Báo Mỹ: Đang có rạn nứt trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc - ảnh 2Một khách bộ hành đi ngang qua bảng hiệu điện tử chiếu hình các thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tại một nhà ga tàu điện ngầm ở trung tâm Thượng Hải - Ảnh: Reuters
“Bình thường mới” là tên gọi của chính phủ Trung Quốc dành cho sự chững lại không thể tránh khỏi khi chuyển từ nền kinh tế dựa trên đầu tư sang kinh tế dựa vào sức tiêu dùng. Mặc dù ông Tập đã chuẩn bị cho người dân làm quen với việc kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhưng không ai có thể ngờ được rằng sự chững lại này lại gây ra tổn thất quá lớn và đến quá nhanh, theo Business Insider.
Một số quan chức trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc dường như muốn ông Tập “quay đầu”, nhưng bài xã luận đăng tải trên báo chí hồi tuần rồi là câu trả lời “chắc chắn không có chuyện đó” của chủ tịch Trung Quốc, Business Insider nhận định.
“Cuộc cải cách sâu rộng đang chạm đến vấn đề cơ bản là tái thiết lập huyết mạch cho nền kinh tế khổng lồ này và được tiến hành với mục đích làm cho nó vững mạnh hơn. (Tuy nhiên) Quy mô của sự phản kháng vượt ngoài sức tưởng tượng”, bài viết nhận định.
Business Insider cho rằng mục tiêu mà bài xã luận nhắm tới không chỉ là các quan chức đã nghỉ hưu, mà còn cả bất kỳ ai đang bị lung lay quyền lực vì chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của ông Tập hoặc những ai bất mãn đối với các biện pháp thắt lưng buộc bụng của “Bình thường mới”.
Chương Lập Phàm, một nhà phân tích chính trị tại Bắc Kinh, nói với tờ South China Morning Post (Hồng Kông) rằng bài xã luận trên là một dấu hiệu cho thấy mọi việc “đang diễn ra không được tốt đẹp”, cũng như cho thấy hội nghị thường niên giữa các quan chức cấp cao đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Đới Hà đã diễn ra không mấy hòa thuận. Kể từ thời ông Mao Trạch Đông, lãnh đạo Trung Quốc có truyền thống gặp nhau ở khu nghỉ mát Bắc Đới Hà, một quận thuộc tỉnh Hà Bắc, trong mùa hè để bàn chuyện chính trị, theo BBC.
“Rõ ràng họ đã không đạt được sự đồng thuận nào tại Bắc Đới Hà. Các phe phái đều đang theo đuổi đường lối của riêng họ. Đây là một phép thử cho khả năng đảm đương nhiệm vụ của giới lãnh đạo (Trung Quốc)”, ông Chương phân tích.
“Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế”
Khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc sẽ tác động mạnh đến chính sách ngoại giao của nước này trong thời gian sắp tới, trong đó có vấn đề Biển Đông, theo tạp chí National Interest (Mỹ).
Căng thẳng hai miền Triều Tiên vừa qua có thể xuất phát từ việc Bình Nhưỡng muốn lôi kéo sự chú ý của Trung Quốc khi đồng minh duy nhất này đang ngày càng lạnh nhạt, đồng thời chia rẽ tình bạn chớm nở Trung - Hàn.
căng thẳng Hàn Quốc - Triều Tiêntình hình bán đảo Liên Triều
Trong bối cảnh xuất hiện ngày càng tăng các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở Nga và châu Âu, những kịch bản tồi tệ bắt đầu xuất hiện.
Hãng tin Express cho biết, trong suốt 18 tháng qua, Nga và NATO đã có tổng cộng 66 lần “suýt” xảy ra chiến tranh.
Trong những tình huống khác nhau, nước Mỹ cần có lực lượng không quân và hải quân mạnh, có thể vượt qua hệ thống chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD) của Trung Quốc, can thiệp dứt khoát trong bất kỳ trường hợp nào.
Cuộc đàm phán cấp cao Hàn-Triều vừa kết thúc hôm qua (25-8) sẽ là bài học đắt giá dành cho Hàn Quốc, Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao của Triều Tiên cho biết hôm 26-8.
căng thẳng Hàn Quốc - Triều Tiêntình hình bán đảo Liên Triều
Mạng tin Đa Chiều ngày 25/8 dẫn thông tin từ tạp chí CounterPunch cho biết Djibouti đã yêu cầu quân đội Mỹ rời căn cứ Camp Obock tại quốc gia Đông Phi này để trao cho Trung Quốc.
Quốc hội Singapore đã bị giải tán vào ngày 25-8 để chuẩn bị cho một cuộc bầu cử mới.
Truyền thông Trung Quốc ngày 24/8 có một sự kiện khác lạ: Tờ Nhân dân Nhật báo bản tiếng Anh cho chạy dòng tít: “Chứng khoán giảm điểm kỉ lục kể từ năm 2007 khi các giải pháp hỗ trợ của nhà nước thất bại”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự