Liệu Liên minh châu Âu (EU) có đứng về phía Trung Quốc để chống lại chính sách áp thuế nhập khẩu của Mỹ hay không, khi bản thân khối này còn lắm vấn đề?

Tăng trưởng toàn cầu trì trệ do các hoạt động thương mại và sản xuất phục hồi kém.
GDP thực tế qua các năm theo khu vực từ năm 2016 - 2021 (Ảnh: World Bank)
Bất chấp các cuộc đàm phán, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn vẫn gia tăng. Những căng thẳng này và lo ngại về sự sụt giảm trong tăng trưởng tác động đến tâm lý nhà đầu tư, đẩy giá cổ phiếu toàn cầu xuống thấp.
Giá cổ phiếu toàn cầu và các thị trường mới nổi trong năm 2017 - 2018. Ảnh: World Bank.
Chi phí đi vay cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển tăng lên, một phần là do các ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế phát triển tiếp tục thắt chặt các chính sách. Đồng USD mạnh, các biến động thị trường tăng cao, phí bảo hiểm rủi ro là nguyên nhân khiến vốn chảy ra nước ngoài và gia tăng áp lực tiền tệ ở các thị trường mới nổi và các quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng tài chính.
Giá năng lượng biến động rõ rệt, chủ yếu là do nguồn cung. Mức giảm mạnh nhất ghi nhận vào cuối năm 2018. Giá cả hàng hóa khác, đặc biệt là kim loại, có sự giảm sút rõ rệt, gây nên những khó khăn cho các nhà xuất khẩu.
Tỷ lệ sản xuất công nghiệp và đơn hàng xuất khẩu mới từ năm 2017 - 2018. Ảnh: World Bank.
Ở các nước thu nhập thấp, tăng trưởng tăng lên nhờ các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu kim loại đang gặp khó khăn do giá kim loại giảm sút. Các ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi đã thắt chặt chính sách nhằm đối mặt với áp lực tiền tệ và lạm phát.
Tăng trưởng toàn cầu được dự báo giảm xuống mức 2,9% vào năm 2019, 2,8% từ năm 2020 – 2021, so với mức 3% trong năm 2018. Kinh tế trì trệ, chính sách nới lỏng ở các nền kinh tế phát triển bị loại trừ, thương mại toàn cầu sụt giảm là những nguyên nhân chính dẫn đến mức giảm này.
Tỷ lệ tăng trưởng theo từng đối tượng từ năm 2010 đến năm 2021. Ảnh: World Bank.
Việc các hoạt động kinh tế vẫn trì trệ sang năm 2020 – 2021 có thể nghiêm trọng hơn các rủi ro giảm giá.
Tăng trưởng ở Mỹ tiếp tục giữ ở mức ổn định nhờ các hoạt động kích thích tài khóa gần đây. Tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển giảm dần, xuống còn 1,5% vào cuối năm 2019.
Thương mại toàn cầu sụt giảm và các điều kiện tài chính cứng rắn hơn đặt ra những thách thức lớn cho các hoạt động kinh tế ở các thị trường mới nổi. Tăng trưởng ở các nước này chững lại ở mức 4,2% trong năm 2019. Điều này phần nào phản ánh những ảnh hưởng từ các căng thẳng tài chính ở một số nền kinh tế như Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ. Giai đoạn 2020 – 2021, tăng trưởng ở các thị trường mới nổi đạt mức 4,6% khi mức phục hồi ở các nước xuất khẩu hàng hóa ổn định.
Tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi từ năm 2015 - 2021. Ảnh: World Bank.
Tuy nhiên, tăng trưởng bình quân đầu người ở khu vực này vẫn còn thấp, đặc biệt là ở những nước xuất khẩu hàng hóa.
Tăng trưởng GDP trên đầu người ở các nền kinh tế mới nổi từ năm 2017 - 2021. Ảnh: World Bank.
Nguồn: Châu Anh Theo The World Bank/ndh.vn
Liệu Liên minh châu Âu (EU) có đứng về phía Trung Quốc để chống lại chính sách áp thuế nhập khẩu của Mỹ hay không, khi bản thân khối này còn lắm vấn đề?
Đôla Australia (AUD) giảm giá, đậu tương dao động mạnh và cổ phiếu của các hãng ô tô Đức lao dốc. Các thị trường tài chính toàn cầu trở nên nhiễu loạn bởi lo sợ về một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các nhà đầu tư bán đổ bán tháo các tài sản có độ rủi ro cao để tìm tới những tài sản an toàn hơn như yen Nhật hay trái phiếu chính phủ Mỹ.
Những khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc ở các nước Thái Bình Dương đang làm dấy lên mối lo về một chiếc "bẫy nợ" giăng sẵn.
Có lý do để tin rằng, Mỹ và Trung Quốc sẽ không thể giải quyết các bất đồng thương mại trong một sớm một chiều.
Đối với các nước Đông Nam Á đây có thể là một món hời nhưng cũng kèm rủi ro trở thành "bãi rác của thế giới".
Chính phủ Lào đã khởi động kế hoạch xây dựng đập thủy điện Pak Lay, ngay phía dưới hạ lưu công trình đập Xayaburi sắp hoàn thành.
Tổng thống Mỹ không hề nhượng bộ trước những lời cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt thương mại sẽ tác động đến quan hệ với Trung Quốc khi Mỹ đang cố gắng duy trì sức ép lên Triều Tiên.
Yếu điểm căn bản của đồng euro bộc lộ rõ ràng: một chính sách tiền tệ không thể áp dụng chung cho cả kinh tế Đức vốn mạnh và một nền kinh tế Italy yếu kém.
Cho vay tiền làm cảng biển không có lãi, nước chủ nhà bị phụ thuộc nhà thầu Trung Quốc.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng mạnh thuế nhập khẩu với thép và nhôm, trả đũa thương mại đang trở thành câu chuyện “nóng” giữa các nền kinh tế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự