Tỷ lệ đầu tư trên GDP tại nước này đã vượt số liệu hồi cuối thập niên 80 của Nhật Bản - thời điểm ngay trước khi bong bóng bất động sản Nhật vỡ vụn.

Cựu lãnh đạo cơ quan chống rửa tiền của Úc kêu gọi siết chặt kiểm tra dòng tiền từ Trung Quốc đổ vào bất động sản nước này để tránh biến Úc thành thiên đường cho tiền tham nhũng từ nước ngoài.
Ông John Schmidt, cựu lãnh đạo Trung tâm phân tích và báo cáo giao dịch Úc (AUSTRAC), kêu gọi Úc nên bảo vệ mình khỏi tiền tham nhũng. “Trên quốc tế, bất động sản là một trong những cách để người ta rửa tiền” - ông Schmidt nói trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Four Corners của ABC.
Trong những năm từ 2002-2012, hơn 1.700 tỉ USD tiền tham nhũng và tiền do phạm tội tại Trung Quốc được tiêu xài trên toàn thế giới. Các khoản đầu tư từ Trung Quốc vào thị trường bất động sản Úc tăng hơn 400% trong vòng năm năm qua, trong đó riêng năm ngoái là hơn 12 tỉ USD.
Theo cuộc điều tra của ABC, mặc dù đã có nhiều cảnh báo về việc một lượng lớn tiền bẩn từ Trung Quốc đang bị rửa ở Úc, nước này vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm xác định nguồn gốc các dòng vốn đầu tư vào kinh tế.
Ngay cả Hội đồng đánh giá đầu tư nước ngoài (FIRB), cơ quan giám sát nguồn tiền từ nước ngoài đổ vào Úc, cũng ít khi nào thảo luận về vấn đề tiền tham nhũng. Một cựu quan chức của FIRB thừa nhận cơ quan này không quan tâm về vấn đề này. “Chuyện tiền đến từ đâu là trách nhiệm của người khác”, cựu quan chức Chris Miles của FIRB nói.
Theo ông Schmidt, các cơ quan thực thi luật pháp của Úc thiếu các nguồn lực để lọc hàng tỉ USD từ Trung Quốc. Tuy nhiên lãnh đạo Raymond Baker của tổ chức nghiên cứu Global Financial Integrity (Mỹ) cho rằng nhiều cơ quan Chính phủ Úc không muốn đặt câu hỏi mà chỉ muốn tiền đổ vào. “Nếu làm vậy chẳng khác nào tự rước thêm nhiều rủi ro” - ông Baker nhận định.
Hồi tháng 4-2015, Hiệp hội chống rửa tiền toàn cầu Financial Action Task Force (FATF) chỉ trích Úc vì đã để các đại lý bất động sản, cố vấn pháp luật và kế toán phớt lờ nguồn gốc tiền của khách hàng. “Một lượng tiền lớn từ Trung Quốc nghi bị rửa ở thị trường bất động sản Úc”, báo cáo của FATF viết.
Tỷ lệ đầu tư trên GDP tại nước này đã vượt số liệu hồi cuối thập niên 80 của Nhật Bản - thời điểm ngay trước khi bong bóng bất động sản Nhật vỡ vụn.
Ước tính có khoảng 40% người Mỹ cho rằng chính phủ nên đệ đơn rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ba mũi tên mới của Abenomics 2.0 là sự khác biệt lớn trong chính sách kinh tế của Nhật Bản so với trước đây. Tuy nhiên, theo giới quan sát thì chính sách nới lỏng tiền tệ vẫn được ông Abe tiếp tục thực hiện và với mức độ mạnh mẽ hơn.
Singapore vừa vượt qua Đức để chiếm vị trí số một trong cuộc bầu chọn “thương hiệu quốc gia mạnh nhất” của năm 2015.
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đồng loạt giảm trong tháng 9...
Thị trường vốn châu Âu cần phải nghĩ nhiều hơn đến vai trò đầu tư cho các hộ gia đình và các công ty, hay quan tâm đến việc giữ vững tương lai cho các ngân hàng này? Đây chính là hai quan điểm trái chiều của các nhà phân tích kinh tế và những người làm chính sách tại Châu Âu.
Giá nhà Vancouver ngày càng đắt đỏ, và người ta đổ lỗi việc này cho những nhà đầu tư và dân di cư giàu có từ Trung Quốc.
Làn sóng di dân này cũng giống như lời tuyên bố của người Trung Quốc: “Chúng tôi muốn tất cả các bạn biết rằng chúng tôi đã đánh dấu tên mình cho hầu như mọi thứ trên thế giới”.
Các nước đạt được thỏa thuận TPP lịch sử trong bối cảnh tăng trưởng thương mại thế giới sụt giảm mạnh. Liệu TPP có thể tạo ra một cú hích?
Bộ trưởng Tài chính nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhất trí ủng hộ kế hoạch nhằm ngăn chặn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận tới các nước áp dụng mức thuế thấp hơn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự