Thực hiện các thương vụ mua lại cổ phần công ty lớn của Nga, Trung Quốc có dễ thâu tóm doanh nghiệp trọng yếu chiến lược Nga?

Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Zimbabwe. Trước thời điểm quân đội Zimbabwe "phong tỏa" thủ đô Harare, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Zimbabwe cũng đã có chuyến thăm tới Bắc Kinh.
Ngoài hoạt động hỗ trợ đào tạo quân đội và cung cấp vũ khí, Trung Quốc còn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Zimbabwe. Cụ thể, Trung Quốc đã đổ tiền xây dựng bệnh viện, trường học và cả tòa nhà chính phủ cho Zimbabwe.
Dưới đây là các khoản đầu tư chính của Trung Quốc vào Zimbabwe được Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) tổng hợp:
Cơ sở quân sự
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã đầu tư tiền và xây dựng Trường Đại học Quốc phòng quốc gia Zimbabwe. Đây là trung tâm đào tạo quân sự cấp cao đầu tiên tại quốc gia châu Phi này.
Ngoài chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tuần trước, ông Constantino Chiwenga, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Zimbabwe đã thường xuyên liên lạc với các quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc.
Còn theo The Herald, một tờ báo của chính phủ Zimbabwe, sau chuyến thăm của một phái đoàn quân sự Trung Quốc hồi tháng 12, Tướng Chiwenga nhấn mạnh, các lực lượng quân sự nước này đã được "hưởng lợi" từ chương trình đào tạo khi hợp tác với phía quân đội Trung Quốc.
Trong chuyến thăm tới Zimbabwe hồi năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng đã kêu gọi xây dựng mối quan hệ hợp tác sâu rộng hơn giữa quân đội hai nước.
Nhà máy điện
Các công ty Trung Quốc đã có một "sân chơi lớn" tại Zimbabwe, quốc gia vốn lâm vào cảnh thiếu điện trầm trọng.
Vào năm 2015, Tập đoàn Xây dựng Điện của chính phủ Trung Quốc đã ký bản hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD để mở rộng Nhà máy nhiệt điện Hwange, cơ sở sản xuất nhiệt điện lớn nhất tại Zimbabwe. Đây còn được xem là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất ở Zimbabwe trong vòng 30 năm qua.
Thương vụ này được ký kết trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới thủ đô Harare vào năm 2013. Theo đó, dự án nâng cấp nhà máy điện Hwange sẽ tạo thêm 600 megawat điện trong tổng năng suất của nhà máy.
Ngoài ra, Tập đoàn Sinohydro của Trung Quốc cũng đang mở rộng Nhà máy điện Kariba nằm trong dự án trị giá 355 triệu USD.
Cũng trong năm 2015, Zimbabwe còn nhận được thêm 3 dự án điện mặt trời ký kết với các công ty Trung Quốc.
Tòa nhà quốc hội
Hồi tháng Chín năm ngoái, tờ The Herald cho hay chính phủ Trung Quốc đã cam kết đầu tư 46 triệu USD cho Zimbabwe để xây dựng một tòa nhà quốc hội mới.
Công trình tòa nhà quốc hội có sức chứa 650 chỗ ngồi dự kiến hoàn thành trong 2 năm rưỡi và chi phí là 140 triệu USD.
Trung tâm siêu máy tính
Trung Quốc đã xây một trung tâm siêu máy tính cho Đại học Zimbabwe thông qua khoản vay không lãi suất trị giá 33 triệu nhân dân tệ (5 triệu USD), theo Tân Hoa Xã.
Cơ sở này đã giúp Zimbabwe trở thành quốc gia châu Phi thứ 5 có một trung tâm siêu máy tính phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, nông nghiệp và khí hậu.
Trung tâm y tế
Hồi năm ngoái, Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc còn cam kết xây dựng một trung tâm phẫu thuật niệu học hiện đại tại Zimbabwe trong 3 năm.
Thỏa thuận này đã được phía Trung Quốc và Zimbabwe ký kết hồi tháng 7/2016. Bắc Kinh cũng hứa cử các chuyên gia y tế sang làm việc tại Zimbabwe hàng năm đồng thời cung cấp trang thiết bị y tế và đào tạo cho các bác sĩ Zimbabwe tại Trung Quốc.
Trung Quốc đã chuyển cho Zimbabwe khoản vay 100 triệu USD để nâng cấp cơ sở y tế trong năm 2011. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng đã cung cấp 130 giường bệnh cho khu vực nông thôn của Zimbabwe.
Minh Thu (lược dịch)
Theo Infonet.vn
Thực hiện các thương vụ mua lại cổ phần công ty lớn của Nga, Trung Quốc có dễ thâu tóm doanh nghiệp trọng yếu chiến lược Nga?
Chuyến thăm Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Zimbabwe là một "cuộc trao đổi quân sự bình thường", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sau khi quân đội Zimbabwe nắm quyền tại Harare.
Nếu không vướng phải sự cản trở quyết liệt từ phía Bộ Tư pháp Mỹ, thương vụ AT&T thâu tóm Time Warner hẳn đã tạo ra một đế chế truyền thông cực lớn.
Vấn đề nhân khẩu học của nước Nhật đang cản trở việc chuyển giao kiến thức kỹ năng, kỹ năng làm việc từ người già sang người trẻ, cùng lúc đó gây hại đến toàn bộ xã hội xung quanh.
ASEAN phải học bài học kế hoạch 5 năm cải thiện nguồn nhân lực của Hàn Quốc.
Đấu thầu giành hợp đồng xây dựng một công viên năng lượng mặt trời khổng lồ ở miền Bắc Ấn Độ là sự kiện đáng chú ý vì một số lý do
Một quốc gia vỡ nợ khác với doanh nghiệp phá sản ra sao? Hệ quả của vỡ nợ là gì? Sau đây là lời giải thích của Tạp chí The Economist.
Mỹ bị đẩy khỏi vị trí siêu cường ngũ cốc khi sản lượng lúa mỳ của Nga mùa vừa qua vượt mặt và kéo giá xuống thấp.
Hồng Kông là đối tác có kim ngạch thương mại song phương với ASEAN lên đến 107 tỉ USD trong năm ngoái
Ngày 8/11 đánh dấu một năm kể từ khi tỷ phú Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự