Chủ nghĩa bảo hộ số của Trung Quốc vừa là nguy cơ vừa là trở ngại cho các ngành kinh doanh hàng hoá.

Các chuyên gia cảnh báo Trung Quốc đang đưa các ngành có phát thải khí nhà kính sang Việt Nam và Thái Lan.
Các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng lớn của Trung Quốc được cho là đang chuyển dần sang nước ngoài - REUTERS
Reuters dẫn nghiên cứu của Đại học East Anglia (Anh) cảnh báo làn sóng di chuyển các ngành công nghiệp gây biến đổi khí hậu tại Trung Quốc và Ấn Độ sang các nước phát triển chậm hơn ở châu Á.
Theo đó, các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn như chế tạo, xử lý nguyên liệu thô được đưa sang các nước có chi phí thấp hơn như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
“Hệ thống sản xuất của Trung Quốc đang bắt đầu chuyển đổi để trở nên có giá trị cao hơn. Giá lao động ở nước này đã tăng khá nhiều”, theo giáo sư Quan Đại Bác, tác giả nghiên cứu.
Nghiên cứu cảnh báo rằng sự chuyển dịch về sản xuất và thương mại sẽ khiến chỉ tiêu giảm nhiệt độ toàn cầu trong Thỏa thuận Paris về cắt giảm khí thải nhà kính khó đạt được.
Các nước nhỏ hơn đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc góp phần chống biến đổi khí hậu nhưng nỗ lực này có thể trở nên không hiệu quả với cơ cấu chuyển dịch mới.
Sự gia tăng khí thải CO ghi nhận từ hàng chế tạo xuất khẩu của Trung Quốc đã chậm lại, trong khi lại gia tăng ở các nước như Bangladesh và Việt Nam. Song song đó, thương mại quốc tế toàn cầu tăng 50% trong giai đoạn 2005-2015, trong đó các nước đang phát triển tăng đến 60%.
Nhiều công ty của Trung Quốc, chẳng hạn như trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, đang bắt đầu bành trướng ra toàn cầu với các nhà máy ở những nước đang phát triển.
Ông Quan kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, kể cả trong các lĩnh vực đã đưa ra nước ngoài.
Trong khi đó, người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu nên có ý thức hơn trong việc tiêu dùng bền vững. Đồ đạc nhanh lỗi mốt và việc một người sở hữu nhiều xe là ví dụ của thói quen tiêu dùng cần thay đổi, trong khi xu hướng tiêu dùng thiếu bền vững này đang lan sang giới nhà giàu Trung Quốc và Ấn Độ.
“Chúng ta chỉ có 1 hành tinh trừ khi chuyển lên sống ở sao Hỏa được. Nếu tất cả 7 tỉ người trên thế giới đều tiêu dùng như người Mỹ thì chúng ta sẽ phải cần đến 7 hoặc 8 hành tinh nữa”, ông Quan cảnh báo.
Khánh An
Theo Thanhnien.vn
Chủ nghĩa bảo hộ số của Trung Quốc vừa là nguy cơ vừa là trở ngại cho các ngành kinh doanh hàng hoá.
Giới chức Mỹ và Trung Quốc đã tự tin khẳng định cuộc chiến thương mại sẽ không xảy ra giữa hai nước sau các cuộc đàm phán liên tục.
Theo thống kê mới nhất của Wealth-X, ở thời điểm hiện tại, số lượng tỉ phú trên thế giới là nhiều hơn bao giờ hết: 2.754. Điều đó cho thấy rằng "số lượng tỉ phú và sự giàu có của họ đã tăng vọt lên mức kỷ lục trong năm 2017".
GDP các nền kinh tế châu Á có thể tăng trưởng thêm từ 0,1% đến 0,5% nhờ xu thế mua hàng của người Mỹ.
Khi tân Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố rà soát toàn bộ dự án phát triển hạ tầng liên quan tới Trung Quốc, giới quan sát hiểu rằng sáng kiến “Vành đai và con đường” của Bắc Kinh bắt đầu đón những “làn gió ngược”.
Sáng kiến thành phố thông minh sẽ là dòng chủ lưu thúc đẩy nền kinh tế ASEAN phát triển lên một tầm cao mới.
Kyaukpyu sắp có cảng biển sâu và khu công nghiệp trị giá 10 tỉ USD nhưng lại do Trung Quốc tài trợ xây dựng, mà khoản vay từ Trung Quốc thì vốn đắt đỏ và nhiều rủi ro.
Bất kể những tuyên bố công khai của cả hai bên đều chỉ nói về những điều tích cực, có một thực tế rõ ràng là phái đoàn thương mại Mỹ đã rời Bắc Kinh mà không có bất cứ thành quả cụ thể nào để “mang về báo cáo” với Tổng thống Donald Trump.
Trong giai đoạn năm 2008-2018, gần 320 tỷ USD vốn của Trung Quốc đã đổ vào lục địa già.
Những bất ổn ở Trung Đông đã khiến những lợi ích kinh tế của Trung Quốc bị đe dọa và có thể vướng vào vòng rắc rối chính trị tại đây.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự