tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Trung Quốc chật vật với nền kinh tế dịch vụ

  • Cập nhật : 02/06/2017

Các ngành dịch vụ hiện sử dụng hơn 43% trong tổng số 776 triệu lao động Trung Quốc.

cac nganh dich vu hien su dung hon 43% trong tong so 776 trieu lao dong trung quoc.

Các ngành dịch vụ hiện sử dụng hơn 43% trong tổng số 776 triệu lao động Trung Quốc.

Sau hơn 20 năm làm việc trong các nhà máy ở đồng bằng Châu Giang, Ji Jiansheng, 38 tuổi, đã sẵn sàng thử cái mới. Cuộc tranh cãi với sếp về mức lương như giọt nước làm tràn ly, càng khiến Ji quyết tâm gom số tiền tiết kiệm ít ỏi để mở quán ăn tại Thâm Quyến cách đây hơn 1 năm. Dù công việc cực nhọc nhưng anh cho biết: “Tôi được tự do vì không phải báo cáo lên sếp mình”.

Việc Ji chuyển từ sản xuất sang dịch vụ phản ánh cuộc chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc. Nước này muốn dịch vụ trở thành một phần lớn hơn của nền kinh tế để dễ dàng đưa những người mới gia nhập lực lượng lao động. Đó là những công nhân bị đào thải khỏi các ngành công nghiệp đầy khói và những lao động nông thôn đang đổ xô về các thành phố lớn để kiếm việc làm. Các ngành dịch vụ giờ tuyển dụng hơn 43% trong tổng số 776 triệu lao động Trung Quốc, tăng hơn 8 điểm phần trăm so với năm 2012 và cao hơn khu vực sản xuất. Tại các nước phát triển, tỉ lệ lao động dịch vụ lên tới 70-80%.

Để thúc đẩy tạo ra việc làm, Trung Quốc đã giảm thuế đối với doanh nghiệp dịch vụ, hạ yêu cầu về vốn đối với các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và khuyến khích chính quyền địa phương dựng lên các vườn ươm và công viên khởi nghiệp để hỗ trợ startup. Mục tiêu là tạo ra 50 triệu việc làm vào năm 2020.

Chiến lược này đang phát huy tác dụng ở một mức độ nào đó. Tỉ lệ thất nghiệp, theo số liệu chính thức, đã giảm xuống mức thấp 14 năm còn 3,97% trong quý I/2017. “Khu vực dịch vụ đang đóng vai trò tốt hơn nhiều trong việc ổn định thị trường lao động”, Ernan Cui, chuyên gia Gavekal Dragonomics, nhận định.

Trung Quoc chat vat voi nen kinh te dich vu

Ngày càng nhiều người Trung Quốc đang kiếm sống bằng việc mở quán ăn giống Ji hoặc đi giao hàng, bán hàng trực tuyến. Nhưng những nghề này lại không hấp dẫn với sinh viên tốt nghiệp đại học, vốn đã lên tới gần 8 triệu người chỉ riêng trong năm nay. Mặc cho các sáng kiến của Chính phủ, nền kinh tế vẫn không tạo ra đủ số việc làm dịch vụ có kỹ năng cao cho các nhà lập trình phần mềm, chuyên gia tư vấn tài chính, hay các nhà quản lý thương hiệu...

Albert Park, chuyên gia kinh tế Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, gần đây phân tích số liệu 2000-2014 và rút ra kết luận rằng so với các nước đang phát triển khác, Trung Quốc có tỉ trọng việc làm bán hàng và dịch vụ cấp thấp cao hơn, trong khi lại thiếu các công việc kỹ thuật và chuyên môn cao. “Nếu mục tiêu của Trung Quốc là “nâng bậc” nền kinh tế thì sẽ có nhiều điều phải lo lắng”, ông nói.

Còn 1 tháng mới tốt nghiệp nhưng Agnes Fan, sinh viên chuyên ngành kế toán, đã tranh thủ tìm việc. Cô đã được nhận vào ban tài chính một văn phòng chính quyền địa phương tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Cô cho biết thực ra ước mong của cô là làm việc trong một công ty internet Trung Quốc nhưng cô cảm thấy mình rất may mắn vì không dễ tìm kiếm một việc làm trong thời buổi ngày nay khi mỗi năm sinh viên ra trường ngày một nhiều. “Ít nhất tôi không phải lo bị thất nghiệp”, cô nói.

Đàm Hoa
Theo nhipcaudautu.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục