Một “cú hạ cánh nặng nề” của nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhấn chìm kinh tế toàn cầu vào suy thoái trong vòng 2 năm tới, tờ Guardian (Anh) dẫn lời một chuyên gia kinh tế cấp cao người Anh cảnh báo.

Tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp các doanh nhân trong nước mở rộng khả năng tiếp cận và đầu tư ra các thị trường mới.
Ông Jean-Francois Harvey - luật sư kiêm Chủ tịch toàn cầu Tập đoàn luật Harvey Law Group, một trong những công ty luật hàng đầu của Canada về di trú từ năm 1992, cho biết việc các nước gia nhập TPP sẽ thúc đẩy nhu cầu di chuyển xuyên biên giới của các doanh nhân để tìm cơ hội đầu tư tại nhiều nơi trên thế giới.
- Theo ông, doanh nhân Việt Nam cần chuẩn bị gì để phù hợp với tiến trình tham gia TPP?
- Tôi đánh giá tham gia TPP là cơ hội tốt cho các doanh nhân và nhà đầu tư Việt Nam. Tất nhiên cũng sẽ có những trở ngại lớn về mặt kinh doanh cũng như pháp lý. Các quốc gia khác vào TPP đã đề ra quy chuẩn pháp lý rất khác biệt, cả về ràng buộc hợp đồng cũng như các thỏa thuận khác. Điều quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lúc này là cập nhật các hệ thống quy chuẩn, đặc biệt là những điều được và không được phép thực hiện (do and don’t).
Doanh nhân Việt Nam nên nên tận dụng tất cả những công cụ có thể để nâng cao tính cạnh tranh, nhất là khả năng di chuyển tự do không bị giới hạn giữa các quốc gia để có thể tự tin "đón sóng". Tuy nhiên quy trình và thời gian xin cấp thị thực đến các quốc gia lớn lại đang là rào cản cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam trên con đường tiến ra biển lớn.
- Các doanh nhân cần làm gì để đảm bảo có được visa đầu tư vào các thị trường tiềm năng?
- Hiện tại các chương trình đầu tư nhập quốc tịch vùng Caribbean đang được xem là "tấm vé thông hành" cho những nhà đầu tư, doanh nhân có nhu cầu di chuyển thường xuyên giữa các châu lục. Tham gia chương trình này họ sẽ được miễn thị thực đến bất kỳ quốc gia nào thuộc khối châu Âu, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc...
Mỗi đảo quốc có thế mạnh riêng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư trên thế giới. Đơn cử như chương trình đầu tư nhập tịch của đảo quốc St. Kitts & Nevis được ban hành vào năm 1984, được xem là chương trình đầu tư định cư uy tín. Đảo quốc này cũng thu hút nhiều tên tuổi trong ngành du lịch đầu tư khách sạn cho chương trình nhập tịch như Park Hyatt, Marriot, Embassy Suites by Hilton.
Còn đảo quốc Dominica lại là lựa chọn phù hợp cho những đương đơn độc lập, với mức đầu tư ban đầu từ 2 tỷ đồng. Hay Grenada đã ký Hiệp định E-2 với Mỹ từ tháng 3/1989, cho phép công dân đảo quốc này được đến Mỹ đầu tư, kinh doanh với thị thực E-2 và không giới hạn số lần gia hạn.
Ông Jean-Francois Harvey nhận giải thưởng "Công ty Luật Di trú của năm" tại lễ trao giải Luật Thường niên tại Hong Kong.
- Doanh nhân có thể đầu tư vào các loại hình nào?
- Về đầu tư bất động sản, nhà đầu tư có thể chọn hình thức mua căn hộ đã hoàn thiện với đầy đủ trang thiết bị, hoặc trở thành cổ đông của những tên tuổi danh tiếng như Park Hyatt, Embassy Suites by Hilton... Harvey Law Group là đối tác độc quyền của các dự án này tại Việt Nam nên chúng tôi tự tin có thể đem đến sự lựa chọn phù hợp nhất cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, đương đơn cũng có thể lựa chọn hình thức đầu tư cho tặng vào các quỹ phát triển của chính phủ và cũng nhận được các quyền lợi tương đương về nhập tịch.
- Làm sao nhà đầu tư biết được dự án đó tốt, thưa ông?
- Đầu tư ở bất kỳ đâu hoặc lĩnh vực nào cũng có rủi ro, tuy nhiên mức độ theo tôi nhận thấy là rất thấp. Nhà đầu tư có nhiều lựa chọn khác nhau để giảm thiểu các rủi ro này.
Tất cả những dự án kêu gọi đầu tư theo diện nhập tịch đều phải được chính quyền nước sở tại chấp thuận. Chúng tôi với tư cách là một công ty luật về di trú nhiều kinh nghiệm bắt buộc phải tiến hành thẩm tra dự án trước khi giới thiệu đến nhà đầu tư.
- Quyền lợi của nhà đầu tư khi nhập tịch là gì?
- Ngoài việc nhập tịch, nhà đầu tư còn có nhiều quyền lợi khác như cơ hội đầu tư, kinh doanh, di chuyển dễ dàng, ưu đãi về thuế. Đây cũng là cánh cửa rộng mở hơn cho con cái nhà đầu tư đến với nền giáo dục tại châu Âu hay khu vực Bắc Mỹ.
Nhà đầu tư được giữ lại quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, cũng không có bất kỳ yêu cầu về lưu trú nào đối với các chương trình nhập tịch tại Caribbean.
Một “cú hạ cánh nặng nề” của nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhấn chìm kinh tế toàn cầu vào suy thoái trong vòng 2 năm tới, tờ Guardian (Anh) dẫn lời một chuyên gia kinh tế cấp cao người Anh cảnh báo.
Thị trường khổng lồ Trung Quốc vẫn là nơi các nhà cung cấp trên thế giới cạnh tranh thị phần dầu mỏ
Một số chuyên gia cảnh báo về suy thoái và lạm phát, trong khi những người khác chia sẻ lời khuyên để kiếm lời cho năm 2016.
Hơn 6.000 tấn tiền giấy thải loại của nước này mỗi năm sẽ được đốt để tạo ra điện.
Thông qua kênh hàng hóa, đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đang “phân phối lại” các hoạt động của kinh tế thế giới.
Các công ty Trung Quốc đang dùng số nợ cao kỷ lục để trả lãi cho những khoản nợ đang có, khiến nguy cơ vỡ nợ ngày càng tăng cao và tạo thêm áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách nước này phải giữ chi phí đi vay ở mức thấp.
Bắc Kinh cho rằng FTAAP thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, còn Washington tin TPP sẽ mang lại thành quả lớn trong những thập kỷ tới
Mỹ từng trữ tới hơn 20.000 tấn vàng hồi thập niên 50, còn Trung Quốc sau nhiều năm "án binh bất động" cũng bắt đầu tích thêm vàng.
Khi nền kinh tế Nhật Bản chìm sâu vào suy thoái trong những năm 1990, phần còn lại của thế giới đã thành công trong việc duy trì ổn định. Hiện tại, trong bối cảnh Trung Quốc chịu đựng suy thoái kéo dài, một nhóm các nhà kinh tế cho rằng lịch sử sẽ lặp lại, tức là kinh tế thế giới vẫn sẽ vận hành tốt nếu cỗ máy Trung Quốc trục trặc.
Theo bảng xếp hạng Forbes, tính đến ngày 16/11/2015, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 70 người có tài sản từ 1 tỷ USD trở lên. Việt Nam có một đại diện duy nhất là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup với tài sản ước tính khoảng 1,8 tỷ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự