Hơn 70 lãnh đạo doanh nghiệp và 28 tổ chức thương mại hàng đầu Singapore đồng loạt ký một bản kiến nghị gửi đến chính phủ nước này, với mong muốn thức tỉnh 'con rồng kinh tế châu Á' trước nguy cơ bị vượt mặt bởi các nước láng giềng.

Tổng thống Mỹ Obama cho rằng Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ khiến Mỹ là người nắm giữ luật chơi và tác động đến Trung Quốc, theo The Wall Street Journal.
“Với TPP, Trung Quốc không phải là phía đặt ra các quy tắc trong khu vực, mà là chúng ta”, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói trong Thông điệp liên bang năm 2016 đọc vào 21 giờ tối 12.1 (giờ Mỹ, 9 giờ sáng 13.1 giờ VN).
Đây là lần đọc Thông điệp liên bang cuối cùng của ông Obama trước khi nhường lại vị trí cho người kế nhiệm sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Ý kiến về TPP và tác động đến Trung Quốc cũng là sự lặp lại lời khẳng định của chính ông trong Thông điệp liên bang năm 2015, thời điểm TPP chưa được ký kết.
Tổng thống Obama là người kiên quyết ủng hộ việc ký kết TPP với 12 nền kinh tế thành viên trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Đứng trước nhiều ý kiến trái chiều, chính quyền của ông Obama vẫn cho rằng TPP sẽ giúp Mỹ đề cao các quy tắc thương mại của mình và thiết lập tiêu chuẩn ở Thái Bình Dương.
Trong quá trình thuyết phục Quốc hội Mỹ, ông Obama đã nhắc tới Trung Quốc, một đối tác và là đối thủ ở nhiều phương diện như kinh tế và chính trị.
Theo đó, bất chấp Trung Quốc không phải thành viên TPP, ông Obama và chính quyền của mình vẫn cho rằng các nguyên tắc của Hiệp định này sẽ thách thức Trung Quốc cải cách nền kinh tế của họ theo nhiều khía cạnh khác nhau. Lý do nằm ở việc TPP sẽ giúp Mỹ thúc đẩy quan hệ với các nước trong khu vực đang chịu nhiều ảnh hưởng từ kinh tế, quân sự của Trung Quốc.
Nhiều ứng viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa phản đối các điều khoản TPP của chính quyền Tổng thống Obama, cho rằng nó không thể tác động lớn lên Trung Quốc - Ảnh: AFP
Mặc dù vậy, một số ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa không đồng tình với điều này, theo The Wall Street Journal.
Ứng viên sáng giá của đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông Donald Trump trong một bài phát biểu hồi tháng 11.2015 khẳng định Trung Quốc bằng cách này hay cách khác sẽ không bị áp lực từ TPP. Ông Trump nói: “TPP là một thỏa thuận được thiết lập để Trung Quốc tham gia, như cách họ luôn làm, thông qua cửa sau và hoàn toàn tận dụng được lợi thế từ tất cả các bên”.
Lời cảnh báo của ông Trump trùng khớp với nhiều chỉ trích với TPP, trong đó nhấn mạnh chi tiết “nguyên tắc xuất xứ” của TPP quy định các thành viên muốn miễn thuế các mặt hàng phải sử dụng nguyên liệu “nội khối” (dùng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các thành viên trong khối). Tuy nhiên, mức độ “nội khối” này chỉ chiếm 55%, đồng nghĩa 45% còn lại có thể nhập từ các nước bên ngoài TPP, mà Trung Quốc hiện vẫn cung cấp khá nhiều.
Trong khi đó, một ứng viên tổng thống khác của đảng Cộng hòa là Rand Paul, trong lần đáp trả bài tranh luận của ông Trump nêu trên vào tháng 11.2015, cho rằng đáng ra Quốc hội Mỹ mới là những người thiết lập chính sách kinh tế, thương mại, chứ không phải chính quyền Obama.
Nhật Đăng
Theo Thanh Niên
Hơn 70 lãnh đạo doanh nghiệp và 28 tổ chức thương mại hàng đầu Singapore đồng loạt ký một bản kiến nghị gửi đến chính phủ nước này, với mong muốn thức tỉnh 'con rồng kinh tế châu Á' trước nguy cơ bị vượt mặt bởi các nước láng giềng.
Tổ chức cứu trợ quốc tế Oxfam (Anh) hôm 18-1 cho biết 1% dân số giàu nhất thế giới hiện nay sở hữu khối tài sản bằng tổng tài sản của 99% dân số còn lại.
Theo kết quả khảo sát của hãng tin AFP, kinh tế Trung Quốc trong năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 7%, mức tăng trưởng yếu nhất trong vòng 1/4 thế kỷ qua, đồng thời dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ tiếp tục đi xuống trong năm 2016.
Thương vụ này có thể mở đường cho một dòng dầu xuất khẩu chảy bền vững từ Mỹ sang Trung Quốc...
Bộ trưởng Phát triển kinh tế của Nga cho rằng việc đặt ra các kịch bản sẽ giúp Nga sẵn sàng cho bất kì tình huống nào xảy ra.
Tín hiệu cho thấy sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ bắt đầu có tác dụng...
Trong phiên giao dịch sáng nay, 12/1, giá dầu thô thế giới đã lao dốc xuống dưới 32 USD/ thùng, mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua, tiếp tục làm trầm trọng hơn cơn “ác mộng” tại nhiều nước.
Ngày 11-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thực sự thừa nhận cấm vận kinh tế của các nước phương Tây đã làm Nga “tổn thương nghiêm trọng”.
Cuộc khảo sát giới chuyên gia được Bloomberg thực hiện gần đây chỉ ra các nền kinh tế sẽ diễn biến tệ nhất trong năm 2016. Venezuela, Hy Lạp và Nga là vài nước có tên trong danh sách này.
Theo các nhà phân tích thì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và áp đặt kiểm soát đồng NDT sẽ gây bất ổn hơn nữa thị trường thế giới và sẽ chấm dứt tốc độ tăng trưởng liên tục trong những năm qua của Trung Quốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự