Kinh tế Trung Quốc đang thực sự lún sâu vào một vùng nguy hiểm, nơi không ai dám chắc đâu là đáy của nó.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2/5 khẳng định Quốc hội Mỹ cần sớm thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để ứng phó với một thỏa thuận thương mại khu vực do Trung Quốc chủ xướng, vốn có thể đe dọa việc làm và hoạt động kinh doanh của người Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama đang rất nỗ lực để Quốc hội Mỹ thông qua TPP trước khi ông mãn nhiệm. (Ảnh: Getty)
Thời gian qua Tổng thống Obama vẫn luôn hối thúc các nghị sỹ thông qua TPP trước khi ông rời nhiệm sở vào ngày 20/1 tới. Dù vậy, ông cần phải vượt qua tâm lý chống thương mại đang lên cao ở cả phe Dân chủ và Cộng hòa.
Sự bất an của cử tri về tác động của các hiệp định thương mại tới việc làm và môi trường đã luôn là đề tài chính trong các cuộc vận động của các ứng viên đang chạy đua giành quyền đề cử vào Nhà Trắng, như Donald Trump của đảng Cộng hòa và Bernie Sanders của đảng Dân chủ.
Trong một bình luận được đăng tải trên tờ Washington Post hôm 2/5, ông Obama cho biết mình hiểu sự hoài nghi của cử tri, nhưng việc “xây những bức tường để tự cô lập nước Mỹ khỏi kinh tế toàn cầu” sẽ gây tác dụng ngược lên chính kinh tế Mỹ.
“Trung Quốc đang đàm phán một hiệp định thương mại mà có thể bao trùm những thị trường đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới và khiến Mỹ chịu hậu quả. Việc làm, hoạt động kinh doanh và hàng hóa Mỹ sẽ đối mặt với rủi ro”, ông Obama viết.
Hiệp định thương mại mà ông Obama đề cập chính là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với 16 quốc gia thành viên. Tổng thống Mỹ cho biết thêm rằng Bắc Kinh đang muốn hoàn tất hiệp định này trước cuối năm nay.
“Hiệp định thương mại đó sẽ không ngăn chặn sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp quốc doanh được chính phủ hỗ trợ. Nó cũng không bảo vệ một môi trường Internet mở và tự do”, ông Obama nói trước khi chỉ trích RCEP thiếu các nội dung bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn lao động và môi trường.
Ông chủ Nhà Trắng cho rằng TPP sẽ giúp nước Mỹ “giành thế chủ động” trong thương mại với châu Á.
“Đó là lí do vì sao chính quyền của tôi đang hợp tác chặt chẽ với các nhà lãnh đạo tại Quốc hội để đảm bảo thỏa thuận thương mại của chúng ta được cả hai đảng thông qua, với lo ngại rằng chúng ta càng chờ đợi lâu thì việc thông qua TPP càng khó khăn hơn”, ông Obama nhấn mạnh.
Kinh tế Trung Quốc đang thực sự lún sâu vào một vùng nguy hiểm, nơi không ai dám chắc đâu là đáy của nó.
Các nền kinh tế châu Á đang chèo lái trong vùng biển động, phải đối mặt với những cơn gió ngược chiều dữ dội do môi trường toàn cầu bất định và đầy thách thức.
Nguồn tin rò rỉ hàng triệu tài liệu của Công ty Luật Mossack Fonseca (Panama) lần đầu tiên lên tiếng đề nghị hợp tác với các cơ quan luật pháp trong cuộc chiến chống nạn trốn thuế và rửa tiền, với điều kiện không bị trừng phạt.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang phải đối mặt với khoản nợ 3,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (571 tỷ USD) sẽ đáo hạn vào cuối năm nay trong bối cảnh nhà đầu tư không còn mặn mà với trái phiếu doanh nghiệp.
Chính phủ Argentina ngày 22/4 đã thanh toán khoản nợ 9,3 tỷ USD cho các quỹ đầu cơ sau thời gian dài tranh cãi và kiện tụng, cho phép nước này trở lại thị trường tín dụng thế giới sau nhiều năm vắng bóng.
Cúi đầu xin lỗi và nhận trách nhiệm bồi thường vì sản phẩm của công ty đã khiến khách hàng ở Hàn Quốc tử vong, giám đốc công ty đã bị người nhà nạn nhân tát tới tấp vào mặt.
Với chiến lược đầu tư vào R&D bài bản, chỉ trong vòng một thế hệ Hàn Quốc đã từ một quốc gia nghèo trở thành một con rồng trong nền kinh tế thế giới.
Dù tình hình kinh tế hiện tại có thể đang xấu đi, nhưng châu Phi vẫn là một châu lục rất khác so với cách đây 2 thập niên.
Sức khỏe tài chính của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang sụt giảm do kinh tế tăng trưởng chậm lại và lợi nhuận ít đi
Truyền thông Trung Quốc đánh giá, Chính phủ Nga đang không thực hiện được các mục tiêu kỳ vọng và có nguy cơ đưa nền kinh tế trở về tình trạng thập niên 1990.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự