tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Toàn cảnh kinh tế Mỹ trong 4 biểu đồ

  • Cập nhật : 31/07/2018

Tổng thống Donald Trump lúc tranh cử đã hứa sẽ giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 4%/năm – điều chưa từng xảy ra trong 13 năm trở lại đây.và ông đã giữ lời.

Hôm 27/7, báo cáo từ Bộ Thương mại cho biết GDP quý II của Mỹ tăng trưởng 4,1%, tăng 2,2% so với quý trước đó. Nền kinh tế Mỹ đang cho thấy những dấu hiệu tích cực: tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp nhất trong 18 năm, các xí nghiệp nhận nhiều đơn hàng hơn và xuất khẩu tăng đáng kể.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định niềm vui có thể sẽ không kéo dài lâu khi các chỉ số trong quý 2 cũng phản ánh sự vội vã trong động thái tăng nguồn cung và di chuyển hàng hóa tồn kho phòng trường hợp chiến tranh thương mại kéo giá thành đi lên.

Andrew Sheets, chiến lược gia của Mortgage Stanley, trong một bản báo cáo cho khách hàng gần đây viết: “Những gì tốt đẹp ở quý 2 có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Chúng tôi nghĩ 6 tháng còn lại sẽ cho thấy một cục diện khác, với tốc độ tăng trưởng giảm dần và lạm phát tăng tại một số lĩnh vực trọng điểm”.

Ngoài ra, tăng trưởng chậm của các nước khác cũng sẽ không có lợi cho Mỹ, dù Trump khẳng định nước này đang sở hữu những “con số tài chính đẹp nhất hành tinh”. Đầu tháng 7, IHS Markit nhận định căng thẳng thương mại đang kết hợp với sức ép từ giá dầu cao cùng với lãi suất tăng, dự đoán tăng trưởng của Mỹ sẽ giảm xuống còn 1,7% trong năm 2020.

Dưới đây là 4 biểu đồ diễn tả nền kinh tế Mỹ hiện tại và ảnh huỏng của chúng trong thời gian sắp tới.

1. Thất nghiệp và thiếu hụt lao động

4% là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất của Mỹ trong vòng 10 năm qua và hiện số lượng việc làm nhiều hơn số lao động.

Tuy nhiên số lao động chưa tìm được việc làm – tuy muốn có việc nhưng đã ngừng tìm kiếm vì không thể - và số lượng lao động bán thời gian lại cao hơn so với trước khi xảy ra khủng hoảng.

Đó có thể là một phần lý do tại sao mức tăng lương lại đi ngang trong năm qua, theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ. Một chỉ số khác cho thấy lương tăng 1,2% so với năm trước nhưng như thế là chưa đủ để khắc phục tình trạng thất nghiệp xảy ra lúc khủng hoảng.

Tỷ lệ thất nghiệp đang ở gần mức thấp kỷ lục, nhưng nhu cầu việc làm vẫn còn cao

2. Tiêu dùng và thu nhập

Tiêu dùng cá nhân đóng góp 2/3 cho nền kinh tế Mỹ và cho thấy sự ổn định trong vài năm gần đây. Nó cũng tăng nhanh hơn so với thu nhập sau thuế và hậu quả là người dân không tiết kiệm được nhiều. Tỷ lệ gửi tiết kiệm so với thu nhập là 3,2% - gần chạm mức thấp nhất năm 2005 là 1,9%.

Nếu một cuộc khủng hoảng khác xảy ra, người Mỹ có thể sẽ không đủ khả năng chống chọi với thất nghiệp hoặc khó khăn tài chính khác.

Chi tiêu cá nhân đang tăng nhanh hơn so với thu nhập
Đường màu xanh: Tăng trưởng chi tiêu cá nhân
Đường màu hồng: Tăng trưởng thu nhập

3. Chậm trễ thanh toán thẻ tín dụng và vay mua nhà

Một dấu hiệu khác cho thấy người Mỹ đang bắt đầu tự đưa mình vào thế khó: sau gần một thập kỷ xử lý nợ nần và trả dứt điểm các khoản vay, họ lại để dư nợ thẻ tín dụng tăng lên và tiếp tục đi vào vết xe đổ - chậm trễ trong thanh toán.

Trong khi đó, số lượng tài sản thế chấp bị thanh lý đang ở mức thấp trong vòng 17 năm, theo phân tích dữ liệu bất động sản của doanh nghiệp Black Knight. Tuy nhiên tỷ lệ chậm trả bất động sản lại đang cao hơn mức trước thời điểm khủng hoảng nhà ở xảy ra. Nếu cứ tiếp tục theo đà này thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng mới mà nguyên nhân là do giá nhà bị đẩy lên cao.

Tóm lại, người tiêu dùng Mỹ đang phải thanh toán nhiều hơn và tình hình sẽ xấu đi nếu lãi suất tăng.

Người Mỹ đang thực hiện tốt việc nghĩa vụ đối với các khoản vay thế chấp nhưng bắt đầu hụt hơi đối với thẻ tín dụng
Đường màu xanh: Tỷ lệ chậm trả thẻ tín dụng
Đường màu hồng: Tỷ lệ chậm trả vay thế chấp

4. Lợi nhuận doanh nghiệp

Những loại hình kinh doanh liên quan đến thương mại có thể chịu ảnh hưởng xấu trong tương lai, theo đánh giá mới nhất của Beige Book (Bảng tóm tắt những nhận định về nền kinh tế - phát hành bởi Fed). Doanh thu trong quý 2 rất tốt và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã tăng đáng kể trong quý 1, phần lớn là do thuế doanh nghiệp thấp.

Trong khi phần nhiều lợi nhuận đã được sử dụng để mua lại cổ phiếu và sáp nhập, thì chi phí vốn cũng - điều mà Nhà Trắng đang trông cậy vào để làm cơ sở tăng lương, ở mức cao. Kevin Hassett, chủ tịch Hội đồng tư vấn Kinh tế, lại cho rằng đầu tư vào máy móc và công nghệ sẽ tăng hiệu suất cho công nhân, qua đó doanh nghiệp sẽ có động lực để tăng lương cho người lao động (mặc dù một số kinh tế gia cánh tả cho rằng mối quan hệ trên sẽ không kéo dài lâu).

Tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng vọt trong quý 1/2018

Mặc dù tồn tại những điểm yếu và rắc rối trên quốc tế, Mỹ vẫn cho thấy một hình ảnh ổn định.

Theo Lisa Embso-Mattingly, giám đốc mảng nghiên cứu của Global Asset Allocation: “Chúng tôi không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chuyển biến tiêu cực tại thời điểm này”. Bà cũng cho biết thời gian tới tình thế có thể thay đổi nếu các công ty đang thực sự dự trữ hàng hóa phòng trường hợp chiến tranh thương mại.


Tiểu Long/ Theo CNN Money/NDH.VN

Trở về

Bài cùng chuyên mục