Văn phòng thương mại Mỹ (USTR) đã công bố một danh sách hàng hóa của Liên minh châu Âu (EU), từ máy bay thương mại cỡ lớn, phụ tùng máy bay cho tới sản phẩm sữa, rượu vang, sẽ bị đánh thuế bổ sung.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết nước này sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa nền kinh tế và tăng cường quan hệ với EU, vốn ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Âu.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 9/4, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu-Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết nước này sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa nền kinh tế và tăng cường quan hệ với EU, vốn ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Âu.
Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk đánh giá các cam kết mới của Bắc Kinh tại Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc ở Brussels "là một bước đột phá" khi cả hai bên thống nhất cam kết đẩy mạnh toàn cầu hóa và theo đuổi các quy tắc quốc tế.
Cuộc họp thường niên, có sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và các quan chức hàng đầu của EU có ý nghĩa như một phép thử về mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc.
Cuộc họp năm nay diễn ra tại thời điểm nhạy cảm, một tháng sau khi Ủy ban châu Âu đánh giá Bắc Kinh là "đối thủ có hệ thống" trong một báo cáo đặc biệt với 10 điểm nhấn mạnh việc Trung Quốc không thể hiện thái độ sòng phẳng về thương mại.
Hội nghị cũng diễn ra trong bối cảnh nhiều vấn đề lớn được đặt ra đối với Tập đoàn Huawei khi Mỹ muốn EU không quan hệ làm ăn với công ty này.
Phát biểu sau cuộc họp, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết trên cở sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, hai bên đã có cuộc thảo luận căng thẳng nhưng cuối cùng đã đạt được một tuyên bố chung thực chất.
Tuyên bố đưa ra các điều khoản rõ ràng cả về phương hướng và mục tiêu cụ thể đối với cả hai bên.
Tuyên bố chung chỉ được chốt sau các cuộc thương lượng gắt gao vào phút cuối, nhưng nó tránh được một sự phủ nhận về ngoại giao như cách đây hai năm khi Trung Quốc từ chối ký vào một tuyên bố chung do căng thẳng thương mại.
Trong tài liệu dài 7 trang nói về các vấn đề an ninh, ngoại giao và thương mại, hai bên cam kết "tiếp cận thị trường rộng rãi và thuận tiện hơn, không phân biệt đối xử".
Thực tế, EU ngày càng không hài lòng khi các thị trường ở châu Âu mở rộng cho các công ty Trung Quốc, trong khi không nhận được sự đối xử tương tự từ phía Bắc Kinh.
Phát biểu trước cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nhắc lại các công ty EU ở Trung Quốc nên được hưởng các quyền giống như các công ty Trung Quốc ở EU.
Tuyên bố cũng cho biết Trung Quốc và EU sẽ nhấn mạnh vào nỗ lực cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bao gồm cả việc tăng cường các quy tắc chống bảo hộ Nhà nước cho ngành công nghiệp.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu nhấn mạnh đây là một bước đột phá. Lần đầu tiên Trung Quốc đồng ý tham gia với EU trong việc cải cách WTO đồng thời cho biết hai bên sẽ thảo luận về tiến trình này tại Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo.
Nguồn: Kim Chung/TTXVN, Bnews.vn
Văn phòng thương mại Mỹ (USTR) đã công bố một danh sách hàng hóa của Liên minh châu Âu (EU), từ máy bay thương mại cỡ lớn, phụ tùng máy bay cho tới sản phẩm sữa, rượu vang, sẽ bị đánh thuế bổ sung.
Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư chính cho các nhà máy điện đốt than trên toàn thế giới, hỗ trợ tài chính cho hơn một phần tư dự án được phát triển bên ngoài biên giới quốc gia này vì chính sách ngừng sử dụng loại nhiên liệu ô nhiễm của Bắc Kinh, một nghiên cứu công bố hôm 22/1 cho hay.
Ngay trước thềm Hội nghị Davos 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, PwC đã công bố kết quả khảo sát với giới CEO toàn cầu. Các CEO đều tỏ ra bi quan về triển vọng kinh tế 2019.
Tăng trưởng toàn cầu trì trệ do các hoạt động thương mại và sản xuất phục hồi kém.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 12 tăng vọt gần 30% so với một năm trước lên mức cao thứ 2 trong lịch sử.
Sau những số liệu kinh tế không khả quan của tháng cuối năm, nhất là số liệu xuất nhập khẩu, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, sẽ tăng cường theo dõi tình hình kinh tế và cải thiện các chính sách, với mục tiêu có khởi đầu tốt trong quý 1/2019, nhằm tạo đà cho việc đạt các mục tiêu kinh tế năm nay.
Sự bất ổn của thị trường dưới tác động từ cuộc tranh chấp thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thời tiết khắc nghiệt và sự lây lan tiềm tàng của dịch tả heo châu Phi (ASF) có thể đe dọa tới ngành nông nghiệp Mỹ trong năm 2019, Rabobank cảnh báo.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin mới đây biết, kinh tế Nga sẽ chứng kiến một sự khởi đầu khó khăn trong năm 2019 và chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 1,3% trong năm tới.
Thời gian qua dù đã vươn lên vị trí lớn số 2 thế giới chỉ sau Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều vấn đề khó khăn từ bên trong.
Đường ống khí đốt EastMed giữa đảo Síp, Hy Lạp và Israel sẽ cách mạng hóa các nền kinh tế và địa chính trị của khu vực này. Dự án này xuất phát từ liên minh mới nổi giữa 3 quốc gia, những nước phải tiến lên một cách thận trọng trước sự phản đối của các quốc gia láng giềng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự