Hành trình đầy cam go từ vùng đất nghèo đói thứ 2 thế giới, vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế sáng nhất lục địa Đen là cả một kỳ tích đáng được ca ngợi của Ethiopia.

Thủ tướng Ai Cập Sherif Ismail thừa nhận nước này đang khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi các địa phương nỗ lực chung tay với chính phủ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Trình bày chương trình kinh tế-xã hội tại Quốc hội ngày 27/3, Thủ tướng Ismail nêu rõ Ai Cập phải đối mặt với các điều kiện kinh tế và chính trị "khắc nghiệt" kể từ năm 2011, đặc biệt là các mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia.
Theo ông, tư tưởng cực đoan và những vụ tấn công khủng bố không chỉ đến từ các nước láng giềng như Libya, Sudan, Iraq, Syria và Yemen, mà còn bắt nguồn ngay từ trong nước.
Thủ tướng Ismail nhấn mạnh Ai Cập đang ở giữa cuộc chiến chống khủng bố, do đó chính phủ và người dân "cần phải thay đổi cách nghĩ để tiến lên phía trước và khôi phục vai trò lãnh đạo của Ai Cập."
Về vấn đề kinh tế, ông Ismail chỉ ra rằng các nguồn thu ngoại tệ chủ chốt như kênh đào Suez và du lịch đã và đang giảm mạnh là nguyên nhân then chốt dẫn đến đà suy giảm tăng trưởng kinh tế hiện nay.
Vụ rơi máy bay chở khách của Nga tại Bán đảo Sinai cuối tháng 10/2015 cũng đã tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch của Ai Cập.
Theo số liệu chính thức, doanh thu từ du lịch của Ai Cập đã giảm mạnh từ 10,6 tỷ USD trong tài khóa 2010-2011, xuống còn 7,4 tỷ USD trong tài khóa 2014-2015.
Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp trong nước và đà suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới cũng tác động tiêu cực đến sức tăng trưởng của nền kinh tế Ai Cập.
Lạm phát cao, luôn ở mức 10-12%, đã ảnh hưởng xấu đến đời sống của người nghèo và người có thu nhập thấp.
Thâm hụt ngân sách đã chạm ngưỡng 11,5% tài khóa 2014-2015. Nợ nước ngoài của Ai Cập đã tăng từ 33,7 tỷ USD tháng 6/2010 lên gần 48,3 tỷ USD vào cuối tháng 1/2016, do đó tiền lãi thanh toán cho các khoản nợ công chiếm tới 26% tổng chi ngân sách trong tài khóa 2014-2015.
Hiện nay, khoảng 75% chi ngân sách được dùng để trả lương và trợ cấp xã hội, trong khi 25% còn lại được cho cho hạ tầng và các dịch vụ công cộng.
Lưu ý rằng Ai Cập là một những quốc gia có mức tăng trưởng dân số cao nhất thế giới, ông Ismail nhấn mạnh: "Dân số của Ai Cập đã tăng từ 77 triệu người trong tài khóa 2009-2010 lên 90 triệu người vào tháng 12/2015. Tăng trưởng dân số hàng năm đã ở mức 26%, cao hơn tám lần so với tỷ lệ này của Hàn Quốc và 4 lần so với Trung Quốc."
Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng nhanh, từ 9% trong tài khóa 2009-2010 lên 13,3% tài khóa 2015-2016.
Do ngân sách hạn hẹp và đầu tư ngày càng sa sút, Chính phủ Ai Cập không còn khả năng cải thiện các dịch vụ công cộng cho người dân.
Trong khi dân số tăng chóng mặt, tăng trưởng kinh tế ở một trong những mức thấp nhất trong năm năm qua.
Theo đó, dân số tăng hơn 2,5 triệu người mỗi năm, tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống còn 4,2%.
Ông Ismail cho biết để đối phó với các thách thức và đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, Chính phủ Ai Cập đã soạn thảo một chương trình cải cách kinh tế ba năm, trong đó chú trọng việc đảm bảo an ninh quốc gia, đẩy mạnh cải cách kinh tế và thủ tục hành chính nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện hệ thống hạ tầng, đảm bảo minh bạch, chống tham nhũng, củng cố vai trò của Ai cập trong thế giới Arab cũng như tại châu Phi và trên trường quốc tế...
Cũng theo chương trình kinh tế-xã hội do Thủ tướng Ismail trình Quốc hội, Ai Cập đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5-6% vào cuối tài khóa 2017-2018 và hơn 6% trong những năm tiếp theo.
Thâm hụt ngân sách dự kiến sẽ giảm xuống còn 9-10% trong tài khóa 2017-2018 và 8-9% trong tài khóa 2019-2020.
Chính phủ Ai Cập cũng có kế hoạch áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT), động thái được coi là cần thiết để Cairo có thể được nhận khoản giải ngân đầu tiên trị giá 1 tỷ USD trong gói tín dụng 3 tỷ USD mà Ngân hàng Thế giới ký với Ai Cập hồi tháng 12/2015.
Nước này dự kiến thu hút 15-20 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trái phiếu chính phủ và tăng cường kiểm soát nhập khẩu với mục tiêu giảm 3-5% thâm hụt thương mại vào cuối tài khóa 2017-2018, đồng thời đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 9% vào cuối tài khóa 2019-2020./.
Hành trình đầy cam go từ vùng đất nghèo đói thứ 2 thế giới, vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế sáng nhất lục địa Đen là cả một kỳ tích đáng được ca ngợi của Ethiopia.
Nếu thực hiện thành công các cải cách cần thiết và tận dụng cấu trúc dân số thuận lợi, nền kinh tế của Indonesia sẽ cất cánh.
Nước này muốn cạnh tranh với các đại gia máy bay như Boeing hay Bombardier, nhưng những sự cố liên tiếp của chiếc MA60 đang khiến giấc mộng này trở nên xa vời hơn bao giờ hết.
Cần tăng tốc cung cấp Internet trong nước, nhưng Cuba lại e ngại sự giúp đỡ của các hãng công nghệ Mỹ, như Google, và muốn tìm đến đối tác truyền thống là Trung Quốc.
Nếu Ấn Độ muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 8-10% trong 10 năm tới, điều này đòi hỏi một cuộc đại tu trong lĩnh vực sản xuất.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhận định, chưa chắc chính phủ Trung Quốc đã đủ khả năng để kiểm soát nền kinh tế của chính mình.
Các nhà nghiên cứu đánh giá việc Anh rời EU sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế nước này 100 tỉ bảng (khoảng 145 tỉ USD) và 950.000 đầu việc vào năm 2020.
Kể từ cuối những năm 2000, một kỷ nguyên mới cho hợp tác khu vực đã mở ra ở châu Á. Việc Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng, sự ra đời của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tầm cỡ và sự hiện diện nổi bật của Ấn Độ ở Đông Nam Á đã thúc đẩy sự làn sóng này cũng như có ý nghĩa thay đổi tương lai của khu vực.
Cơn sốt săn lùng doanh nghiệp Mỹ của các nhà đầu tư Trung Quốc đang bùng lên với tốc độ chưa từng thấy.
Cơn sốt săn lùng doanh nghiệp Mỹ của các nhà đầu tư Trung Quốc đang bùng lên với tốc độ chưa từng thấy.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự