Trung Quốc đang đứng trước thời kỳ chuyển đổi then chốt, nếu thất bại, sẽ không chỉ gây ra các bất ổn trong nước, mà còn tác động tiêu cực đến cục diện thế giới.

Rõ ràng là ở thời điểm hiện tại, hoạt động sản xuất của các thị trường mới nổi đang gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ nợ cao, lực cầu yếu và lượng hàng tồn kho cao (trong một số trường hợp) đang đè nặng lên các nước này.
Trong tháng 11, bức tranh hoạt động sản xuất trên toàn cầu tiếp tục đan xen nhiều mảng sáng tối, với sự khỏe mạnh của Mỹ và châu Âu bù đắp sự yếu ớt của các thị trường mới nổi.
Chỉ số PMI sản xuất của toàn thế giới do J.P. Morgan kết hợp với Markit công bố đã giảm 0,1 điểm trong tháng 11, xuống còn 51,2 điểm. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) được dùng để đo lường những thay đổi trong sức khỏe hoạt động sản xuất của một nền kinh tế, xây dựng từ kết quả khảo sát các Giám đốc mua hàng trên toàn thế giới. Chỉ số trên 50 điểm thể hiện hoạt động sản xuất đã mở rộng.
Báo cáo của Markit cho thấy tất cả các chỉ số phụ như số đơn đặt hàng mới, số đơn hàng xuất khẩu mới và tỷ lệ việc làm đều tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ của tháng 10, khiến sự tăng trưởng trong sản lượng bị lu mờ.
Trên góc nhìn theo khu vực, trên toàn châu Âu, hoạt động sản xuất có những diễn biến rất tích cực. 6 nước có chỉ số PMI cao nhất trên thế giới đều đến từ châu lục này, trong đó Đức dẫn đầu. PMI của toàn eurozone cũng tăng từ mức 52,3 điểm trong tháng 10 lên 52,8 điểm trong tháng 11.
Nhật Bản và Australia cũng đều chứng kiến hoạt động sản xuất tăng tốc, trong khi số liệu từ Mỹ và Anh chạm mốc 50 điểm.
Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc – “công xưởng” của thế giới, tiếp tục bị thu hẹp, dù đã tăng từ mức 48,3 điểm trong tháng 10 lên 48,6 điểm. PMI của các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia đều xuống dưới 50 điểm. Ở mức 48,3 điểm, Brazil là quốc gia có chỉ số PMI thấp nhất.
Rõ ràng là ở thời điểm hiện tại, hoạt động sản xuất của các thị trường mới nổi đang gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ nợ cao, lực cầu yếu và lượng hàng tồn kho cao (trong một số trường hợp) đang đè nặng lên các nước này.
Với tình trạng các thị trường mới nổi không thể nhanh chóng phục hồi trong tháng 12, Markit dự báo rằng trung bình trong năm 2015 sản lượng công nghiệp, số đơn hàng mới và số đơn hàng xuất khẩu trên toàn cầu đều sẽ thấp hơn mức trung bình của năm 2014.
Trung Quốc đang đứng trước thời kỳ chuyển đổi then chốt, nếu thất bại, sẽ không chỉ gây ra các bất ổn trong nước, mà còn tác động tiêu cực đến cục diện thế giới.
Kinh tế Trung Quốc đang trên bờ vực suy thoái và giới lãnh đạo sẽ không hành động kịp thời để tránh nguy cơ giảm tốc mạnh của nền kinh tế bằng các chính sách tài khóa quy mô lớn nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.
Nền kinh tế Mỹ đã quay trở lại với quỹ đạo với GDP quý II tăng trưởng tốt hơn dự đoán.
Theo khảo sát lương năm 2015 của tờ Gulf Business, mức lương trung bình tại Ả-rập Xê-út là 12.978,3 USD một tháng, tăng 7% so với năm ngoái. Dưới đây là 10 vị trí có mức lương cao nhất theo khảo sát năm 2015 của trang Gulf Business.
Mô hình kinh tế “3 rẻ” (chi phí lao động rẻ, vốn rẻ, giá xuất khẩu rẻ) đưa Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, song dường như với bối cảnh mới đã không còn hợp thời.
Hơn 50 dự án đầu tư của Nga đã được thông qua tại cuộc tham vấn giữa các bộ phát triển kinh tế của Nga và ASEAN trong khuôn khổ diễn đàn kinh doanh ở Malaysia.
Theo một báo cáo nghiên cứu gần đây của chính phủ, có đến 9/10 lao động nước ngoài hài lòng với công việc ở Singapore.
Rất có thể đang có một bàn tay vô hình nào đó dẫn dắt con số tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc...
Các chuyên gia tài chính quốc tế khẳng định giá cổ phiếu toàn cầu tuột dốc không phanh chủ yếu do giới đầu tư không xác định được rõ nền kinh tế Trung Quốc đang hụt hơi tồi tệ đến mức nào.
Nền kinh tế Nga, vốn bị lao đao bởi đà sụt giảm mạnh của giá dầu thế giới và các lệnh trừng phạt của phương Tây, có thể chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình 1,5% vào năm 2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự