Đa số cử tri tại Anh đã lựa chọn việc rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) thay vì tiếp tục làm 1 trong 28 thành viên của tổ chức này.

Dù đã 7 năm trôi qua, nhưng tăng trưởng GDP toàn cầu vẫn chưa thể quay lại mức trước đợt khủng hoảng 2008-2009.
Theo các nhà nghiên cứu của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, nếu muốn hiểu được điều gì đang diễn ra hiện nay, hãy quay lại cách đây hơn 80 năm.
Cũng như thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930, tiềm năng tăng trưởng hiện tại đang bị kìm hãm bởi những kỳ vọng về sụt giảm lạm phát, việc ngần ngại chi tiêu đầu tư của các doanh nghiệp, và việc các chính phủ ngưng lại các biện pháp kích cầu. Đợt khủng hoảng tài chính 2008-2009 vẫn đang để lại dư âm là quá trình tháo gỡ đòn bẩy tài chính bằng cách bán tài sản để trả nợ, cũng như những quy định chặt chẽ hơn trong ngành ngân hàng, từ đó làm tăng áp lực giảm phát.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà kinh tế Chetan Ahya của Morgan Stanley, đây là một “cú sốc” tương tự như điều từng xảy ra trước Đại Suy thoái: “Chúng tôi nghĩ rằng tình hình vĩ mô hiện tại có một số điểm tương đồng đáng kể so với những năm 1930, và những kinh nghiệm từ thời đó là khá phù hợp cho bây giờ. Điểm tương đồng chủ chốt giữa những năm 1930 và chu kỳ suy thoái hồi năm 2008 là ở chỗ cú sốc tài chính và các khoản nợ lớn đã làm thay đổi cách nhìn nhận rủi ro của khu vực tư nhân và buộc họ phải tìm cách cân đối lại tình hình tài chính”.
Tương tự như thời Đại Suy thoái, kết quả của các xu hướng kể trên có thể dẫn tới một giai đoạn tăng trưởng chậm chạp kéo dài, cũng như ít có hy vọng gia tăng lạm phát. Mối nguy nữa ở đây là các ngân hàng trung ương có thể quá vội vàng tăng lãi suất hoặc các chính phủ nhanh chóng cắt giảm chi tiêu, khiến cho mọi người càng lún sâu hơn vào khủng hoảng.
Theo các nhà phân tích, “trong giai đoạn 1936-1937, việc hạn chế sớm các chính sách kích cầu đã làm xảy ra khủng hoảng kép tại Mỹ, dẫn tới việc quay về với tình trạng suy thoái và giảm phát. Tương tự như vậy, hiện nay các chính phủ cũng đang xiết lại chính sách tài khóa, dẫn tới việc tăng trưởng chậm lại trong những quý gần đây”.
Hồi đầu tháng 6 này, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, do việc sụt giảm mức đầu tư của giới doanh nghiệp ở các nước phát triển, trong khi các công ty xuất khẩu hàng hóa ở các nước đang phát triển thì chật vật đối phó với tình trạng rớt giá. Theo đó, WB dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng 2,4% trong năm nay, tương tự như năm 2015 và thấp hơn mức 2,9% được dự báo hồi tháng 1/2016.
Tại Mỹ, các động thái nâng lãi suất lần đầu tiên trong vòng 9 năm qua của Quỹ Dự trữ Liên bang (Fed) đã nhận được nhiều lời chỉ trích là diễn ra quá sớm. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers đã đưa ra luận điểm rằng Fed không nên nâng lãi suất cho đến khi đã “thấy tận mắt” lạm phát.
Hồi tháng 2, các bộ trưởng tài chính của những nền kinh tế lớn đã hứa hẹn về việc sẽ tìm cách đưa ra các gói kích cầu nhiều hơn. Tuy nhiên, từ đó cho tới nay, giải pháp được lựa chọn lại là việc nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương, từ Úc cho đến châu Âu.
Theo các nhà phân tích của Morgan Stanley, các chính phủ sẽ cần hành động nhiều hơn nữa nếu muốn thoát khỏi nguy cơ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng: “Việc triển khai các chính sách tài khóa tích cực cùng lúc với các chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng có thể đem lại một chu kỳ tuyệt vời, trong đó khu vực kinh tế tư nhân tăng cường đầu tư, bảo đảm việc tạo ra việc làm và tăng trưởng thu nhập”.
Tuấn Minh
(Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)
Đa số cử tri tại Anh đã lựa chọn việc rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) thay vì tiếp tục làm 1 trong 28 thành viên của tổ chức này.
Tỷ phú số một Hồng Kông tuyên bố nếu Anh rời EU, chắc chắn ông sẽ giảm mạnh đầu tư tại nước này...
Tỷ phú giàu thứ 3 châu Á vẫn rất lạc quan về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc.
Dù việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) có thể tác động mạnh thậm chí gây xáo trộn kinh tế châu Âu thì tại châu Á, mức ảnh hưởng sẽ ít hơn rất nhiều, theo bài bình luận mới được Bloomberg đăng tải.
Theo một bài xã luận mới được đăng tải trên tờ New York Times, giờ đây Trung Quốc vẫn là một mối nguy đối với Mỹ, nhưng không phải vì họ quá mạnh mà vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trở nên quá mong manh.
Khi nhắc tới thặng dư thương mại khổng lồ, người ta thường nghĩ tới Trung Quốc, Nhật Bản, Đức hay Hàn Quốc.
Vừa qua, chiến thắng của các quỹ đầu tư Mỹ trên nợ Argentina khiến thế giới chú ý. Có quỹ lời 1.200% từ vụ này. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn góc nhìn cận cảnh về cách các chú ‘kền kền Mỹ’ kiếm tiền.
Chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của Chủ tịch Tập Cận Bình và phong trào tập thể dục là nguyên nhân khiến người giàu Trung Quốc chuộng những thương hiệu thể thao phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang xem xét bán cổ phần công ty dầu khí vốn là niềm tự hào quốc gia cho hai cường quốc châu Á.
Ngày 17/6, cựu Bộ trưởng Kinh tế Nga cho rằng nền kinh tế nước này đang quá phụ thuộc vào dầu mỏ và đồng Rúp phải “giơ đầu chịu trận”, khiến đồng tiền này trở khó có thể trở thành loại tiền dự trữ của thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự