Ngày 10/6/2016, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEM lần thứ 12 (ASEM FinMM12) với chủ đề “Đối tác để kết nối thịnh vượng Á - Âu” được tổ chức tại Ulan Bator, Mông Cổ.

Mới đây, chính phủ Singapore đã khẳng định rằng, bất kỳ động thái của Quốc hội Mỹ nhằm sửa đổi các nội dung có trong Hiệp định TPP - sự xoay trục của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến châu Á sẽ làm gia tăng thêm nguy cơ khiến cho hiệp định này bị sụp đổ.
Trong một cuộc phỏng vấn cuối tuần trước tại thành phố Mexico, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Lim Hng Kiang của Singapore cho biết: "Vì lợi ích của tất cả 12 nước thành viên khi cùng nhau thống nhất về thỏa thuận này, chúng ta không nên đi ngược lại và chỉnh sửa thêm bất kỳ phần nào của TPP nữa vì nó sẽ chỉ dẫn đến thỏa thuận này bị đổ vỡ".
Tuy nhiên, dù cho thỏa thuận này đã được Ngân hàng Thế giới dự báo là sẽ có thể làm cho GDP bình quân của mỗi nước thành viên tăng thêm khoảng 1,1 % nữa vào năm 2030, thì nó vẫn được cho là đang vấp phải sự phản đối của hai ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Ngay cả khi chính quyền của ông Obama đã khẳng định sẽ dành ưu tiên phát triển quan hệ kinh tế và chiến lược với khu vực châu Á, để nâng tầm ảnh hưởng so với Trung Quốc trong khu vực này.
Thỏa thuận lớn nhất
Được phê chuẩn vào tháng 10 năm ngoái bởi các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương, nơi chiếm khoảng 40 % GDP toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam và Úc, TPP sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất của Mỹ kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ ra đời vào năm 1994, tạo ra một liên minh kinh tế, trở thành một đối trọng với Trung Quốc.
Hiệp định TPP sẽ chứa những điều khoản “đi xa” hơn những hiệp định thương mại thông thường, trong đó tập trung chủ yếu vào việc giảm thuế nhập khẩu bằng cách thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhằm bảo vệ cho các bằng sáng chế và tạo ra một sân chơi lành mạnh, công bằng để các công ty tư nhân có thể tự do cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước, vốn được chính phủ hậu thuẫn.
Ông Lim cho biết thêm rằng, bất kỳ động thái nào của Quốc hội nhằm sửa đổi lại nội dung của hiệp định này đều là không thể chấp nhận được đối với các quốc gia khác khi còn chưa phê chuẩn. Ở Nhật Bản, khi mà chính phủ nước này đã đệ trình nội dung của hiệp định TPP lên Quốc hội để phê chuẩn, thì Thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định rằng hiệp định này sẽ “đổ vỡ” nếu nó tiếp tục được sửa đổi.
Các nhóm ý kiến khác nhau
TPP dự kiến sẽ có hiệu lực 2 tháng kể từ khi nó đã được thông qua bởi tất cả các nước thành viên. Hiệp định này cũng có thể có hiệu lực nếu Hoa Kỳ, Nhật Bản và ít nhất 4 quốc gia khác phê chuẩn vào tháng 10-2017.
Ông Lim cho biết: "Chúng tôi đã liên lạc với các đồng nghiệp của chúng tôi phụ trách về lĩnh vực thương mại của Mỹ. Các thông tin phản hồi cho chúng tôi đã được các đồng nghiệp Mỹ hỗ trợ và phối hợp tích cực trong thời gian qua của và họ cam kết rằng sẽ thường xuyên trao đổi với các đại biểu trong Quốc hội và các thượng nghị sĩ để giải quyết các mối lo ngại chung này".
Những người ủng hộ TPP nói rằng, cơ hội tốt nhất để thỏa thuận này được Quốc hội Mỹ thông qua là sau cuộc bầu cử tháng 11, trước khi bộ máy Quốc hội mới được thành lập vào đầu tháng 1.
Trong một bài phát biểu tại Singapore vào tháng 6, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Đảng Cộng hòa, ông John McCain cho biết, nhiều khả năng TPP có thể được phê chuẩn ngay sau đó.
Ông McCain nhấn mạnh: "Những gì mà tôi tin bây giờ là, sau cuộc bầu cử này, chúng ta sẽ có một phiên họp Quốc hội để giải quyết vấn đề này. Hoặc chí ít, với sự lãnh đạo đúng đắn của tổng thống kế nhiệm mới của nước Mỹ, mọi thứ sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa".
Ngày 10/6/2016, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEM lần thứ 12 (ASEM FinMM12) với chủ đề “Đối tác để kết nối thịnh vượng Á - Âu” được tổ chức tại Ulan Bator, Mông Cổ.
Ngày 23/6 tới đây, cuộc trưng cầu ý dân sẽ diễn ra tại Vương quốc Anh để quyết định việc đất nước này sẽ ra đi hay ở lại với Liên minh châu Âu (EU).
Mua sắm online và thương mại điện tử len lỏi đến từng vùng nông thôn xa xôi như Nội Mông, Tây Tạng ở Trung Quốc.
Sơn Đông, Quảng Đông và Giang Tô là 3 tỉnh được xếp vào "câu lạc bộ nghìn tỷ" ở Trung Quốc do có GDP năm 2015 vượt mức 1.000 tỷ USD nhờ hoạt động xuất khẩu phát triển vượt bậc. Khi mà môi trường thương mại toàn cầu không thuận lợi như hiện nay, họ buộc phải tìm ra hướng đi riêng nhưng điều đó không hề dễ dàng.
Đài Loan lựa chọn con đường phát triển ngành điện tử công nghệ cao làm động lực tăng trưởng kinh tế.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo nợ doanh nghiệp ở Trung Quốc đã tương đương 145% GDP. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang đi vay tiền ngân hàng chỉ để... trả lãi.
“Khi quốc gia bạn giàu có hơn, thị trường sẽ dịch chuyển lên một nấc mới trong chuỗi sản xuất và hầu như các nền kinh tế sẽ loại bỏ dần những ngành sản xuất kỹ thuật thấp. Tuy nhiên, số liệu cho thấy điều này không xảy ra với Trung Quốc như các nước khác”- Chuyên gia Karlis Smits của World Bank nói.
Số lượng người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ giảm trong tuần trước, cho thấy thị trường lao động duy trì mạnh mẽ mặc dù việc thuê nhân công tháng trước suy giảm mạnh.
Kinh tế thế giới tiếp diễn xu hướng tăng trưởng không đồng đều. Thị trường hàng hoá tiếp tục đà tăng giá trong bối cảnh thời tiết bất lợi ảnh hưởng tới nhiều loại nông thuỷ sản.
Đài TNHK đưa tin, theo một nghiên cứu thường niên về phí tổn của tình trạng bạo lực, chiến tranh và những cuộc xung đột khác khiến nền kinh tế toàn cầu tiêu tốn hơn 13.600 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu, trong năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự