Tỷ lệ ủng hộ dành cho chính phủ của ông Shinzo Abe đã giảm xuống mức 29,9%, đánh đấu lần đầu tiên trượt xuống dưới mức 30% kể từ năm 2012.

Khi nhắc đến Monaco, người ta sẽ nghĩ ngay đến tiền, siêu xe và casino, nhưng rất ít người đặt câu hỏi tại sao quốc gia nhỏ bé với diện tích vỏn vẹn 2 km2 này lại hấp dẫn giới siêu giàu đến vậy.
Quốc gia nằm bên bờ Địa Trung Hải này hiện có 38.000 dân. Một phần ba số đó là triệu phú, theo hãng nghiên cứu WealthInsight. Đây cũng là quốc gia có GDP bình quân cao nhất thế giới với GDP bình quân năm 2015 là 215.000 USD/người.
Theo CNN, thuế là nguyên nhân chính giúp Monaco trở nên giàu mạnh. Công quốc này đã xóa bỏ thuế thu nhập từ năm 1869, còn các loại thuế khác với cá nhân và công ty cũng thấp kỷ lục. Cơ hội được giữ phần lớn tài sản đã giúp Monaco thu hút người dân từ hơn 100 quốc gia khác trên thế giới.
Những cư dân nổi tiếng của Monaco phải kể đến như tay đua Công thức Một - Lewis Hamilton, tay vợt số một thế giới - Novak Djokovic và vợ tỷ phú bán lẻ Philip Green - bà Tina Green.
Bên cạnh đó, giới siêu giàu thích Monaco vì lối sống của quốc gia này. Sự kết hợp giữa thời tiết dịu mát quanh năm, chính trị ổn định bên cạnh những sự kiện đình đám như Grand Prix… là những điểm chính khiến Monaco trở nên đặc biệt hấp dẫn. Ngoài ra, Monaco còn rất dễ tiếp cận qua sân bay Nice chạy dọc biên giới nước Pháp.
Bà Yolande Barnes, Giám đốc tại Savills World Research chuyên về tư vấn bất động sản cho biết, nhiều người siêu giàu còn ưa thích Monaco hơn những thiên đường trốn thuế hải ngoại như quần đảo Cayman. "Họ không muốn cảm thấy như phải sống lưu vong. Đây là địa điểm thích hợp cho rất nhiều người giàu có trên thế giới", bà nói.
Monaco là quốc gia độc lập có diện tích nhỏ thứ 2 trên thế giới, chỉ lớn hơn được Vatican, và tương đương Công viên Trung tâm ở New York. Đất nước này có 3 mặt giáp với biển Địa Trung Hải, tạo nên một xứ sở nhiệt đới tuyệt đẹp.
Do nhu cầu cao nên Monaco trở thành thị trường bất động sản "nóng" nhất thế giới. Những đại gia từ khắp nơi tới đây để xin làm công dân đất nước bé nhỏ này. Tại những vị trí đắt nhất ở quốc gia này, mỗi foot vuông đất có giá khoảng 9.000 USD – cao gấp rưỡi giá đất tại New York.
Du thuyền cũng là một ngành kinh doanh lớn tại Monaco. Nhiều đại lý bất động sản địa phương cũng rao bán các du thuyền cũ cùng căn hộ, biệt thự.
Với lượng tiền khổng lồ lưu thông, chẳng có gì ngạc nhiên khi Monaco đã xây dựng được một nền tài chính lành mạnh, chiếm khoảng 17% nền kinh tế.
"Monaco đã trở thành một địa điểm kinh doanh theo đúng nghĩa của nó", Barnes chia sẻ. Công quốc này tồn tại nhu cầu cao về các dịch vụ quản lý tài sản và cho vay mua du thuyền.
Trái ngược với dự đoán của nhiều người, Monaco không phải là một địa điểm yên tĩnh cho những người giàu có ưa nghỉ ngơi. Công quốc nhỏ bé này khá ồn ào và tấp nập bởi tiếng động cơ của những siêu xe chạy trên đường.
Ở Monaco, không có bóng dáng của những chiếc xe hơi thông thường, đây là xứ sở của siêu xe và xe siêu sang. Nhiều du khách đến đây chỉ để chụp ảnh những chiếc xe siêu sang đó.
"Monaco vẫn tiếp tục sản sinh thêm nhiều triệu phú, với mật độ cao hơn tất cả nơi khác. Cứ 3 người dân thì sẽ có 1 người là triệu phú. Ở đây có những đặc quyền mà chỉ người siêu giàu mới có thể chạm tay tới", Oliver Williams - nhà phân tích tại Wealth Insight cho biết.
Theo Hà My - Trí thức trẻ/NDH
Tỷ lệ ủng hộ dành cho chính phủ của ông Shinzo Abe đã giảm xuống mức 29,9%, đánh đấu lần đầu tiên trượt xuống dưới mức 30% kể từ năm 2012.
Theo South China Morning Post, các báo cáo toàn cầu đang gửi đi tín hiệu về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới, trong đó Đại lục và Hồng Kông sẽ là những nền kinh tế dễ bị tổn thương nhiều nhất.
Thay vì được hưởng một cuộc sống an nhàn, những người cao tuổi nghèo khổ của Hong Kong đang phải chật vật mưu sinh với thu nhập chỉ 2,6 USD/ngày.
Họ đau đầu chọn xe mỗi sáng, ăn McDonald's trên máy bay riêng và tắm bằng rượu vang.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không ngại 'vung tiền' để thâu tóm nguồn lương thực trên toàn cầu.
Bối cảnh khu vực sẽ "rất khác biệt" vào năm 2030.Đã qua rồi cái thời mà các thành phố lớn như Manila, Bangkok và Jakarta dẫn đầu nhu cầu tiêu dùng nhanh nhất trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN.
Đức trở thành quốc gia EU đầu tiên thắt chặt quy định trong lĩnh vực mua bán - sáp nhập (M&A) doanh nghiệp nhằm "bảo tồn" doanh nghiệp trong nước sau một loạt các thương vụ thâu tóm của Trung Quốc.
Việc đầu tư vào công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục đang khiến cho chi phí học tập ở Singapore tăng lên đáng kể.
Nếu 6 năm trước số lượng điện thoại di động ở Myanmar chỉ là thứ xa xỉ dành riêng cho những người giàu có, thì giờ đây hầu hết người dân ở đất nước Đông Nam Á này đều đã có smartphone.
Đức đang tiết kiệm quá nhiều và chi tiêu quá ít, đều này tạo ra sự mất cân bằng trong chính nền kinh tế Đức và thương mại toàn cầu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự