Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ bắt đầu công du châu Á cuối tuần này với trọng trách trấn an các đối tác TPP rằng hiệp định thương mại này sẽ được Quốc hội Mỹ phê chuẩn trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ.

Tổ chức Thế vận hội đòi hỏi kinh phí rất lớn, thường xuyên vượt dự toán ban đầu, và Olympic 2016 cũng không ngoại lệ.
Nghiên cứu mới đây của Trường kinh doanh Saïd thuộc Đại học Oxford cho biết các chi phí liên quan đến thể thao của Brazil có thể vào khoảng 4,6 tỷ USD, tức là tổng chi sẽ vượt ngân sách 51%. Còn toàn bộ dự án liên quan đến Olympic ước tính tiêu tốn 12 tỷ USD, Reuters cho biết. Trong đó, thành phố Rio de Janeiro chịu trách nhiệm chi 25%.
Điện, tàu điện ngầm tại các địa điểm thi đấu và ghế ngồi đã đội chi phí Olympic năm nay lên. Khoảng 70% kinh phí là vốn tư nhân, hãng nghiên cứu chính sách IHS cho biết. Hồi tháng 7, Reuters cũng đưa tin ban tổ chức địa phương đã thâm hụt 121 - 151 triệu USD.
2 kỳ Thế vận hội gần đây nhất cũng có chi phí kỷ lục. Olympic London 2012 tiêu tốn 15 tỷ USD. Còn Olympic Sochi mất 21,9 tỷ USD. Từ năm 1960, chưa kỳ Olympic nào có chi phí trong dự tính.
"Với chi phí trung bình bằng 156% ngân sách, Olympic là đắt đỏ nhất trong các loại siêu dự án. Với thành phố và quốc gia muốn tổ chức Olympic, đây là một trong những dự án đắt đỏ và có rủi ro tài chính lớn nhất. Nhiều nơi đã nếm trải việc này rồi", nghiên cứu của Trường kinh doanh Saïd cho biết.
Năm 2009, khi Brazil được công bố là nơi đăng cai Olympic 2016, kinh tế nước này vẫn còn bùng nổ. Nhưng hiện tại, họ đang chìm trong cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất 80 năm qua.
Con đường đến Olympic của Brazil cũng rất gập ghềnh, với hàng loạt thông tin về chậm tiến độ xây dựng, các vấn đề ở làng Olympic và lo ngại virus Zika. Hồi tháng 6, chính quyền Rio de Janeiro còn ban bố tình trạng tài chính khẩn cấp, đề nghị hỗ trợ từ Chính phủ để duy trì các dịch vụ cơ bản.
Một khảo sát hồi tháng 7 cũng cho thấy 63% người Brazil nghĩ rằng đăng cai Olympic sẽ chỉ khiến tình hình càng tồi tệ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ bắt đầu công du châu Á cuối tuần này với trọng trách trấn an các đối tác TPP rằng hiệp định thương mại này sẽ được Quốc hội Mỹ phê chuẩn trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ.
Khi được hỏi về nợ của Trung Quốc, CEO Laurence Fink của quỹ đầu tư BlackRock cho rằng tất cả chúng ta đều phải lo lắng về Trung Quốc dù ông vẫn có cái nhìn lạc quan trong dài hạn.
Đã 3 năm kể từ khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe chính thức đưa ra chương trình kích thích kinh tế đầy táo bạo. Sau những lạc quan ban đầu, cuối cùng chương trình đã không mang đến những thay đổi cho nền kinh tế như mong đợi.
Mỹ muốn thông qua TPP để chạy đua sức ảnh hưởng với Trung Quốc tại Châu Á nhưng việc làm này đang vấp phải những phản ứng trong nội bộ quốc gia này xung quanh những lo ngại về vấn đề việc làm.
Đống nợ của Trung Quốc đang rất lớn và càng đáng ngại hơn khi tốc độ tăng ngày càng cao.
Tỷ lệ già hoá tăng trong khi dân số ngày càng giảm là nguyên nhân chính khiến thất nghiệp tại Nhật giảm.
Những công ty siêu quốc gia khôn ngoan thường chọn địa điểm pháp lý ở một nước, điều hành doanh nghiệp nước thứ hai, tài sản tài chính ở nước thứ ba và quản lý hành chính rải khắp một số nước khác.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế toàn cầu năm 2016-2017 được điều chỉnh giảm nhẹ trước cuộc trưng cầu dân ý tại Anh. Tuy nhiên, sự kiện nước Anh rời EU (Brexit) bộc lộ nhiều tác động tiêu cực.
Nếu (hoặc khi) Trung Quốc "hắt hơi" - từ việc phá giá nội tệ hay áp dụng các biện pháp phòng hộ đến bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa - Singapore, Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc và Malaysia sẽ là những nền kinh tế đầu tiên cảm lạnh, theo phân tích của Natixis SA.
Chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Nhật Bản – ông Shinzo Abe – có thể không đạt được như kỳ vọng nhưng chắc chắc nó đã không thất bại. Và những kỳ vọng là cần thiết để chính sách này thực sự thành công.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự