Với tham vọng xây dựng con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21, Trung Quốc đang vung tiền mua lại các cảng biển khắp thế giới và thông tin dạng này gần như xuất hiện hàng ngày.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Tài chính Mỹ, tính đến tháng 6/2017, các quốc gia mới nổi nắm giữ 36% tổng số trái phiếu chính phủ của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các nước ngoài đang nắm giữ khoảng 6.170 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, trong đó các quốc gia mới nổi nắm khoảng 2.200 tỷ, chiếm 36% tổng dư nợ trái phiếu.
Trong số 12 quốc gia mới nổi (theo tiêu chí của MSCI) được đề cập trong báo cáo, Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ khi nắm giữ 1.147 tỷ USD, tăng 44,3 tỷ so với tháng 5/2017 và chiếm 18,6% tổng dư nợ trái phiếu chính phủ Mỹ.
Nhờ vậy, Trung Quốc giành lại ngôi vị chủ nợ lớn nhất của Mỹ từ Nhật Bản, vốn trở thành nước nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Nhật Bản hiện sở hữu 1.091 tỷ USD nợ do Chính phủ Mỹ phát hành.
Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ.
Brazil nắm giữ 4,4% tổng dư nợ trái phiếu chính phủ Mỹ. Trong danh sách các quốc gia mới nổi là chủ nợ lớn nhất của Mỹ còn có Đài Loan, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines.
Năm quốc gia mới nổi là chủ nợ hàng đầu của Mỹ - gồm Trung Quốc, Brazil, Đài Loan, Ấn Độ và Nga – nắm đến 82,6% số dư nợ trong khối các nước mới nổi. Mỗi nước này nắm ít nhất 100 tỷ trái phiếu chính phủ Mỹ.
Lượng trái phiếu chính phủ Mỹ (triệu USD) do các quốc gia mới nổi nắm giữ. Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ.
Tháng 5/2016, trang Tri Thức Trẻ dẫn số liệu của Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Việt Nam nắm giữ tối thiểu 12 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ tại thời điểm đó. Theo đó, Việt Nam nằm trong top 50 nước chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Số nợ Mỹ do Việt Nam nắm giữ tăng 3,5 lần trong giai đoạn từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2014.
Vì sao Trung Quốc liên tục mua nợ Mỹ?
Trung Quốc liên tục mua vào trái phiếu chính phủ Mỹ trong vòng 7 tháng qua, trong khi Nhật Bản lại giảm lượng nắm giữ.
Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ, Financial Times
Năm ngoái, Trung Quốc bán ra mạnh trái phiếu chính phủ Mỹ nhằm giữ giá đồng nhân dân tệ khi đó đang lao dốc, trong một chiến dịch nhằm ngăn chặn ngoại tệ chảy ra nước ngoài. Khi tình hình trở lại ổn định, Trung Quốc quay lại mua vào nợ Mỹ.
Dù liên tục mua vào, nhưng lượng trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc đang sở hữu vẫn thấp hơn mức hồi tháng 9/2016, một tháng trước khi Trung Quốc để tuột vị trí quán quân chủ nợ Mỹ vào tay Nhật Bản.
Theo trang Frontera, việc Trung Quốc trở lại mua trái phiếu Mỹ cho thấy mức độ tự tin của nước này vào đồng nội tệ và sức khỏe của nền kinh tế của mình. Hơn nữa, Trung Quốc đang có xu hướng tăng lượng dư nợ trái phiếu chính phủ Mỹ.
Ngược lại, Nhật Bản thận trọng trong việc mua vào do mặt bằng lãi suất Mỹ tăng. Nhật Bản không muốn mua vào ở thời điểm lợi suất được kỳ vọng còn tiếp tục tăng.
MINH TUẤN
Theo Bizlive.vn
Với tham vọng xây dựng con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21, Trung Quốc đang vung tiền mua lại các cảng biển khắp thế giới và thông tin dạng này gần như xuất hiện hàng ngày.
Ông Putin kéo "người đồng hương sống ở nước ngoài" về Viễn Đông để phát triển kinh tế vùng.
Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác thúc đẩy xuất khẩu than Nga sang Trung Quốc.
Hoạt động thâu tóm, sáp nhập giữa các công ty quốc doanh lớn nhất nước hình thành loạt doanh nghiệp "khủng long" tại Trung Quốc.
Theo World Bank, trong giai đoạn 2017-2019, Campuchia, Lào, Myanmar sẽ là các nền kinh tế tăng trưởng nhất châu Á.
Nhiều cuộc tuần hành kêu gọi tẩy chay hàng hóa “made in China” đã diễn ra trong tháng qua ở Ấn Độ. Người Ấn cho rằng Trung Quốc chơi không sòng phẳng.
Trong khi thế giới đang theo dõi xem Trung Quốc sẽ gây khó khăn cho kinh tế Triều Tiên như thế nào, thì dường như nỗ lực của Bắc Kinh lại chỉ nhắm đến nước láng giềng Hàn Quốc.
Nga được dự báo là sẽ soán ngôi Mỹ để trở thành nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới trong vụ mùa 2017-2018.
Trừng phạt thứ cấp các công ty dầu mỏ và ngân hàng lớn nhất Trung Quốc có thể là cách mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dùng để gây sức ép lên vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích một số cố vấn kinh tế hàng đầu chống lại nghị trình làm việc của ông qua việc trì hoãn các mức thuế suất áp cho hàng hóa Trung Quốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự