Khoảng 6- 7 năm tới, Nga có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khủng khiếp.

Vì tình hình lạm phát phi mã 98,3% và tỷ lệ thất nghiệp 6,8%, Venezuela năm thứ hai liên tiếp giữ vị trí nền kinh tế nghèo khổ nhất thế giới.
Theo Bloomberg, với mức lạm phát phi mã trung bình hằng năm 98,3% và tỷ lệ thất nghiệp 6,8%, quốc gia Nam Mỹ đứng đầu khi xét đến chỉ số nghèo khổ năm 2015. Không có dấu hiệu nào cho chuyện kết thúc tình hình kinh tế ảm đạm hiện tại, cuộc khảo sát các chuyên gia kinh tế của hãng tin Bloomberg dự báo mức tăng giá tiêu dùng ở Venezuela là 152% và tỷ lệ thất nghiệp trung bình 7,7% trong năm nay.
Việc xếp hạng 63 nền kinh tế được xác định bằng cách kết hợp tỷ lệ thất nghiệp và tình hình lạm phát. Chỉ số Nghèo khổ của Venezuela được dự báo là 159,7 trong năm 2016, gấp 4 lần so với chỉ số nghèo khổ của nước xếp sau là Argentina.
Giá dầu lao dốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Venezuela, nơi mà dầu thô chiếm 95% xuất khẩu. Doanh thu sụt giảm tiếp tục đè nặng lên ngân sách khi Venezuela nợ 10 tỉ USD thanh toán trái phiếu nước ngoài trong năm nay.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, người đã tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về kinh tế” nói với các nhà làm luật nước này rằng đã đến lúc nâng giá xăng và thực hiện các điều chỉnh tỷ giá tiền tệ cố định. Giá cả tại các trạm xăng Venezuela là rẻ nhất thế giới, trong khi giá cả cho các mặt hàng thường ngày và hàng xa xỉ tăng vọt. Một bữa tối dành cho hai người tại một nhà hàng đẹp có thể đắt hơn mức lương tối thiểu một tháng.
Ở Argentina, chính quyền đang "đại tu" cơ quan thống kê quốc gia và đã ngừng báo cáo một số chỉ tiêu kinh tế cho đến khi hoạt động cải cách kết thúc. Trong khi Venezuela và Argentina chật vật với lạm phát, 3 nước còn lại làm thành top 5 quốc gia có nền kinh tế tuyệt vọng nhất thế giới đang tuyệt vọng kìm hãm tỷ lệ thất nghiệp lớn dần lên là Nam Phi, Hi Lạp và Ukraine.
Ở các nước khác trên thế giới, bức tranh kinh tế không hẳn là quá ảm đạm. Đơn cử, Ba Lan xếp thứ 42 trong bảng xếp hạng này, khá hơn nhiều so với mức được dự báo là 19 hồi đầu năm 2015, vì tình trạng thất nghiệp khả quan hơn mong đợi.
Nhóm các nền kinh tế hạnh phúc nhất thế giới năm nay tương tự với năm ngoái. Thái Lan, một phần nhờ cấu trúc độc đáo cho phép nhiều người được tính là đang đi làm hơn, là đất nước ít nghèo khổ nhất thế giới. Singapore, xếp thứ hai. Vùng lãnh thổ Đài Loan, nước Thụy Sĩ và Nhật Bản làm tròn top 5 các nền kinh tế hạnh phúc nhất.
Giới chuyên gia đang tìm kiếm các dấu hiệu cải thiện tại Nga, Romania và Ireland, với cả ba nước sẽ đạt được vị trí khá hơn trong năm nay. Sau khi suy giảm 3,7% trong năm 2015, các nhà kinh tế mong đợi đợt phục hồi từ tốn “hình chữ L” cho Nga, với việc tăng trưởng trong năm 2017 ở mức 1,3%.
Chỉ số Nghèo khổ được tổng hợp dựa trên các ước tính trung bình trong các cuộc khảo sát kinh tế mà Bloomberg thực hiện trong ba tháng qua. Số liệu lạm phát và thất nghiệp năm 2015 phản ánh mức bình quân trong năm, sử dụng dữ liệu mới nhất thu được từ các nước.
Dự báo chỉ số Nghèo khổ và thứ hạng của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới trong năm 2016, so sánh với mức thực tế trong năm 2015 - Ảnh: Bloomberg
Thu Thảo
Theo Thanh Niên
Khoảng 6- 7 năm tới, Nga có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khủng khiếp.
Nội dung này nằm trong các lệnh trừng phạt mới nhất do Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố.
Ngân hàng Trung ương Nga trong khoảng thời gian gần đây đã có động thái bất thường, khi tích cực mua vàng thỏi với tốc độ chóng mặt.
Hãng xếp hạng tín dụng Fitch ngày 30/10 cho biết nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có thể khiến tăng trưởng kinh tế Mexico sẽ thấp hơn nữa.
Phát biểu trước Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu ngày 31/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Larvov tuyên bố những biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp dụng với Nga chính là để đẩy bật Moskva ra khỏi thị trường năng lượng và vũ khí của châu Âu
Trung Quốc tung tiền kiểm soát các cảng biển trên thế giới nhằm phục vụ lợi ích kinh tế và chiến lược, song cũng đối mặt nhiều rủi ro.
Một loạt dữ liệu về tỉ lệ sinh ở Trung Quốc "biến mất" trong niên giám thống kê 2017. Các chuyên gia suy đoán rằng quả bom dân số già của Trung Quốc tệ hơn những gì công bố.
Tổng số nợ trên toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 226 nghìn tỷ USD, gấp 3 lần tổng sản lượng kinh tế hàng năm của thế giới.
Quyết định của Tòa án Düsseldorf đã đánh dấu thất bại tồi tệ của Ba Lan và Ukraine. Dường như hai nước này một lần nữa lại nhận được một bài học trong cuộc chiến chống Nga của mình.
Chống chọi với lệnh trừng phạt, sản xuất công nghiệp đã làm Tổng thống Nga thở phào.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự