Khoảng 6- 7 năm tới, Nga có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khủng khiếp.

Những biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy quá trình chuyển đổi của kinh tế Trung Quốc đang diễn ra như thế nào và nước này đang gặp phải những thách thức gì.
Trong suốt 30 năm qua, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm, giúp 500 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, phép màu đã hết và giờ đây nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải vật lộn tìm ra con đường mới để giữ cho đoàn tàu kinh tế giữ được nhịp độ và không bị trật bánh.
Trung Quốc đang thực hiện một cuộc chuyển đổi toàn diện trong nền kinh tế, thay thế các động cơ cũ là đầu tư và xuất khẩu bằng những động cơ mới phù hợp hơn: tiêu dùng và dịch vụ.
Trung Quốc đang chật vật để đạt được mục tiêu tăng trưởng
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc ở mức ấn tượng so với tiêu chuẩn quốc tế, trong mấy năm gần đây nước này thường xuyên bỏ lỡ các mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra. Các nhà lãnh đạo muốn phát triển theo con đường sạch hơn, xanh hơn, nợ ít hơn và giải quyết những vấn đề như ô nhiễm, tham nhũng và lãng phí.
Nền kinh tế đang chuyển hướng sang dịch vụ
Lao động giá rẻ, những nhà máy công suất lớn và “cơn bão xây dựng” là những yếu tố chủ chốt tạo nên phép màu kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên thời thế đang thay đổi. Giờ đây ngành dịch vụ chiếm tới hơn một nửa nền kinh tế. Những thợ pha chế cà phê, thợ cắt tóc và bảo mẫu đang trở thành những động lực tăng trưởng mới.
Không dễ chuyển sang cơ chế thị trường
Các lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết sẽ cho phép thị trường đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế. Tuy nhiên đây không phải là quá trình dễ dàng và trơn tru. TTCK Trung Quốc lao dốc từ giữa năm 2015 đã khiến 5.000 tỷ USD “bốc hơi”, trong khi đồng nhân dân tệ cũng có thời kỳ rơi vào tình trạng bất ổn.
Nguy cơ già trước khi giàu
Người Trung Quốc giàu hơn và nhiều vùng được đô thị hóa hơn, nhưng dân số nước này cũng đang già hóa nhanh chóng. Liệu Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy dân số già như Nhật Bản hay những đồng tiền tiết kiệm của người nghỉ hưu sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng và tái cân bằng kinh tế?
Dòng tiền bị rút ra ồ ạt
Nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ khiến dòng vốn đầu tư toàn cầu thi nhau chảy về Trung Quốc, trong khi xuất khẩu tăng tạo nên thặng dư khổng lồ. Kết quả là Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Giờ đây, khi đồng yên suy yếu, Trung Quốc buộc phải “mở ví” để ổn định đồng nội tệ và bù đắp lượng vốn bị rút ra.
Nếu không xử lý khéo léo quá trình chuyển đổi, những chính sách sai lầm và tình trạng suy thoái sâu có thể khiến Trung Quốc rơi vào bẫy thu nhập như nhiều nước đang phát triển khác. Ngược lại, nếu thành công, Trung Quốc sẽ tiếp tục vững bước trên con đường trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Khoảng 6- 7 năm tới, Nga có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khủng khiếp.
Nội dung này nằm trong các lệnh trừng phạt mới nhất do Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố.
Ngân hàng Trung ương Nga trong khoảng thời gian gần đây đã có động thái bất thường, khi tích cực mua vàng thỏi với tốc độ chóng mặt.
Hãng xếp hạng tín dụng Fitch ngày 30/10 cho biết nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có thể khiến tăng trưởng kinh tế Mexico sẽ thấp hơn nữa.
Phát biểu trước Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu ngày 31/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Larvov tuyên bố những biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp dụng với Nga chính là để đẩy bật Moskva ra khỏi thị trường năng lượng và vũ khí của châu Âu
Trung Quốc tung tiền kiểm soát các cảng biển trên thế giới nhằm phục vụ lợi ích kinh tế và chiến lược, song cũng đối mặt nhiều rủi ro.
Một loạt dữ liệu về tỉ lệ sinh ở Trung Quốc "biến mất" trong niên giám thống kê 2017. Các chuyên gia suy đoán rằng quả bom dân số già của Trung Quốc tệ hơn những gì công bố.
Tổng số nợ trên toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 226 nghìn tỷ USD, gấp 3 lần tổng sản lượng kinh tế hàng năm của thế giới.
Quyết định của Tòa án Düsseldorf đã đánh dấu thất bại tồi tệ của Ba Lan và Ukraine. Dường như hai nước này một lần nữa lại nhận được một bài học trong cuộc chiến chống Nga của mình.
Chống chọi với lệnh trừng phạt, sản xuất công nghiệp đã làm Tổng thống Nga thở phào.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự