Việc Anh đã lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) không chỉ tác động tới nội bộ EU mà còn tác động tới các đối tác lớn của EU, trong đó có Nga. Chuyên gia Witold Rodkiewicz, Trung tâm nghiên cứu phương Đông (OSW) Ba Lan, phân tích về vấn đề này.

Quyết định duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau cuộc họp mới nhất, với nguyên nhân được cho là những bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, khiến các nhà kinh tế và giới đầu tư không khỏi lo ngại.
Chủ tịch Fed Janet Yellen thông báo về quyết định của Fed trong cuộc họp báo ở Washington, DC. ngày 17/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Fed thường dựa trên tình hình "sức khỏe" của nền kinh tế Mỹ để xác định lộ trình cho các chính sách tiền tệ, và hiếm khi các quyết định liên quan đến lãi suất bị tình hình của các nền kinh tế bên ngoài chi phối.
Chuyên gia kinh tế Joel Naroff nhận định Fed đã đi đến quyết định cần phải cân nhắc mọi vấn đề kinh tế và tài chính trên thế giới, và trong bối cảnh kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay, chưa phải là lúc để Fed tiến hành tăng lãi suất.
Trong tuyên bố ngày 17/9, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, nói rằng "tình hình kinh tế và tài chính trên toàn cầu là một phần nguyên nhân tác động tới các quyết sách kinh tế" và nhiều khả năng sẽ làm giảm tỷ lệ lạm phát của Mỹ, vốn vẫn đang ở mức thấp.
Tuy tuyên bố của FOMC không đề cập tới Trung Quốc song Chủ tịch Fed Janet Yellen đã nhắc đến nền kinh tế lớn thứ hai này trong bài phát biểu của mình.
Bà khẳng định mối quan tâm tới các nguy cơ liên quan đến Trung Quốc, cùng với tình hình của các thị trường mới nổi, và những tác động từ những diễn biến ở các thị trường này đối với Mỹ.
Bà Yellen cho rằng những xáo trộn trên các thị trường tài chính sau khi Trung Quốc bất ngờ hạ giá đồng nội tệ hồi giữa tháng Tám vừa qua đã một phần phản ánh những lo ngại về nguy cơ giảm tốc của nền kinh tế này.
Theo Derek Scissors, một nhà kinh tế làm việc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, lý do thực sự khiến Fed giữ nguyên lãi suất là bởi "thị trường lao động tại Mỹ vẫn chưa thực sự ổn định."
Ông cho rằng tuy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 5,1% song số người tham gia lực lượng lao động vẫn thấp, trong khi lộ trình tăng tiền lương tuần vẫn chưa có tiến triển.
Tuy nhiên, sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc là điều có thực. IHS Global Insight dự đoán tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này từ mức 7,3% trong năm 2014, sẽ giảm xuống 6,5% trong năm nay và sang năm 2016 sẽ chỉ còn 6,3%.
Nhà kinh tế Stephen Oliner, từng làm việc tại Fed, nhận định: "Tôi không mấy ngạc nhiên khi Fed tỏ ra thận trọng và cân nhắc dựa trên tình hình kinh tế thế giới. Rõ ràng, những chỉ số và thông tin phản ánh đà tăng trưởng khá trì trệ của nền kinh tế toàn cầu nói chung là nhân tố khiến triển vọng kinh tế Mỹ còn nhiều điều khó lường".
Việc Anh đã lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) không chỉ tác động tới nội bộ EU mà còn tác động tới các đối tác lớn của EU, trong đó có Nga. Chuyên gia Witold Rodkiewicz, Trung tâm nghiên cứu phương Đông (OSW) Ba Lan, phân tích về vấn đề này.
Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 6 do người Mỹ mua ô tô và các loại hàng thóa khác, làm tăng cường quan điểm tăng trưởng kinh tế phục hồi trong quý 2.
Những khoản đầu tư, viện trợ hậu hĩnh vô điều kiện từ Trung Quốc có thể là nguy cơ khiến Campuchia bị lệ thuộc trong các quyết sách đối ngoại và đối nội.
Các chuyên gia tư vấn về M&A thuộc KPMG cho biết, có khoảng một nửa số giao dịch mà họ đang triển khai tại Anh đã được hoãn lại sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý vừa qua.
Các nhà phân tích cho rằng việc cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), và sự bất mãn ở các nước phương Tây khác đang được xem là dấu hiệu sẽ mở đường cho một "Thế kỷ châu Á," với sự đi đầu của Trung Quốc và Ấn Độ.
Trung Quốc chi nhiều hơn cho hạ tầng so với Bắc Mỹ và Tây Âu gộp lại. Đó là kết quả của một nghiên cứu mới đây được công bố bởi công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company.
Sau những biến cố nước Pháp phải chịu đựng trong thời gian qua, một trận bóng đá hay một chức vô địch khó có thể cứu vớt tất cả. Ý nghĩa, nằm ở chuyện khác.
Theo Christopher Whalen, sau Brexit thì nguy cơ lớn là một sự suy giảm trong hoạt động kinh tế thực sẽ tác động tiêu cực tới doanh thu và hoạt động của ngành NH toàn cầu.
Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB cho biết trong biên bản cuộc họp 2/6, cuộc họp đã tổ chức trước cuộc trưng cầu dân ý của Anh, cuộc bầu cử rời khỏi EU của Anh có thể có tác động tiêu cực đáng kể đối với khu vực eurozone, làm giảm triển vọng tăng trưởng vốn đã đang đối mặt với những khó khăn.
Sự giảm giá của đồng bảng Anh không phải là điều nhiều người nghĩ tới khi họ đi bỏ phiếu, cũng như nhiều người chắc cũng không ý thức được những lời hứa hay đe dọa từ cả hai phía có thể chỉ là rỗng tuếch...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự