Một số điểm du lịch lớn nhất trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Mexico hay New Zealand đang rất "nóng". Dưới đây là top 8 nước được cho là đang có ngành du lịch “bay cao”, theo CNN.

Bắc Kinh đã sẵn sàng hợp tác với Moscow về tuyến đường vận tải tương lai chạy dọc theo bờ biển phía bắc của Nga.
Theo hãng thông tấn Sputnik, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 26.5 nói rằng đề xuất của Nga trong việc hai nước cùng nhau khai thác tuyến đường biển phía Bắc là “một ý tưởng tuyệt vời”. Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Moscow để phát triển một “Con đường tơ lụa trên băng” mới chạy dọc theo bờ biển phía bắc của Nga.
Giáo sư Guo Peiqing, Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Luật và Chính trị tại Đại học Hàng hải của Trung Quốc, nói rằng tuyến hải trình xuyên Bắc Cực sẽ là tuyến đường biển an toàn nhất cho sáng kiến “Con đường tơ lụa” đầy tham vọng của Đại lục, đồng thời có thể trở thành động lực quan trọng cho việc hội nhập kinh tế Á - Âu. Giáo sư cũng nhấn mạnh rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới rất quan tâm đến khu vực phía bắc nước Nga, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và hợp tác kinh tế. “Về vấn đề hợp tác, Nga luôn luôn là quốc gia ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc”, ông Gou lưu ý.
Trên thực tế, các thành phố thuộc tỉnh Arkhangelsk và Murmansk ở phía bắc của Nga được dự đoán sẽ trở thành trung tâm vận chuyển chính ở châu Âu trong tương lai vì vị trí địa lý cho phép chúng kết nối với tuyến đường biển Artic, phía bắc châu Âu và các vùng nội địa của Nga. Do đó, không có nhiều ngạc nhiên khi cả Nga và Trung Quốc đều dành sự ưu tiên đặc biệt trong việc tận dụng tuyến đường biển này.
“Con đường tơ lụa thế kỷ 21 chủ yếu được triển khai ở phía nam. Nó đi qua Đông Nam Á, Ấn Độ Dương cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ phức tạp, có nhiều xung đột. Tuy nhiên, tuyến đường biển ở phía bắc lại là một vấn đề khác vì chưa được khai thác. Hơn nữa, địa chính trị ở khu vực đó lại tương đối ổn định hơn. Vì vậy, phát triển con đường giao thương ở phía bắc đang dần trở thành động lực lớn cho hai nước”, ông Gou cho hay.
Được biết hơn nửa thập kỷ qua, Nga đã tận dụng nguồn nước nóng ở Bắc Băng Dương để phát triển cơ sở hạ tầng vận tải và năng lượng. Moscow từ lâu đã xem tuyến đường biển dọc vùng lãnh thổ phía bắc, trải dài từ eo biển Bearing ở phía đông ngang qua đến biển Barent ở phía tây, là một sự thay thế đầy tiềm năng cho các tuyến đường biển hiện đang nối liền châu Á và châu Âu khác.
Phương Anh
Theo Thanhnien.vn
Một số điểm du lịch lớn nhất trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Mexico hay New Zealand đang rất "nóng". Dưới đây là top 8 nước được cho là đang có ngành du lịch “bay cao”, theo CNN.
Tại Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất, Bắc Kinh cam kết hỗ trợ nhiều tỷ USD cho các nước sông Mekong, động thái nhằm "gỡ gạc" uy tín vì căng thẳng Biển Đông.
Triển vọng phục hồi của kinh tế Nhật Bản vẫn trở nên xa vời ngay cả khi 3 mũi tên của Abenomics đã được bắn ra.
Hành trình đầy cam go từ vùng đất nghèo đói thứ 2 thế giới, vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế sáng nhất lục địa Đen là cả một kỳ tích đáng được ca ngợi của Ethiopia.
Nếu thực hiện thành công các cải cách cần thiết và tận dụng cấu trúc dân số thuận lợi, nền kinh tế của Indonesia sẽ cất cánh.
Nước này muốn cạnh tranh với các đại gia máy bay như Boeing hay Bombardier, nhưng những sự cố liên tiếp của chiếc MA60 đang khiến giấc mộng này trở nên xa vời hơn bao giờ hết.
Nếu Ấn Độ muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 8-10% trong 10 năm tới, điều này đòi hỏi một cuộc đại tu trong lĩnh vực sản xuất.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhận định, chưa chắc chính phủ Trung Quốc đã đủ khả năng để kiểm soát nền kinh tế của chính mình.
Kể từ khi Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1976, hai nước đã tăng cường hợp tác nhiều mặt. Philippines cũng đang phát triển rất nhanh. Đất nước này đang lên kế hoạch thúc đẩy các công ty công nghệ khởi nghiệp (startup).
Các nhà nghiên cứu đánh giá việc Anh rời EU sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế nước này 100 tỉ bảng (khoảng 145 tỉ USD) và 950.000 đầu việc vào năm 2020.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự