Panchenggang là nhà máy thép quốc doanh lớn nhất bị đóng cửa trong 60 năm qua, khi công nghiệp nặng dần suy yếu và Trung Quốc chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Mỹ bị đẩy khỏi vị trí siêu cường ngũ cốc khi sản lượng lúa mỳ của Nga mùa vừa qua vượt mặt và kéo giá xuống thấp.
RT hôm 13/11 dẫn lời Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Aleksandr Tkachev cho biết, sản lượng khổng lồ từ vụ mùa lúa mỳ bội thu ở Nga vừa qua đã kéo giá ngũ cốc trên một số thị trường lớn xuống mức thấp kỷ lục.
Ngành xuất khẩu nông sản ở Nga đang có dấu hiệu bùng nổ nhờ đồng nội tệ yếu và đầu tư lớn.
"Chúng tôi đang đẩy lùi vị trí của Mỹ trên một số thị trường và hài lòng với kết quả này" - Bộ trưởng Tkachev nói.
Theo Tổng giám đốc Viện nghiên cứu thị trường nông nghiệp Dmitry Rylko, giá ngũ cốc thấp hơn và vị trí địa lý gần hơn cho phép Nga có lợi thế về cạnh tranh so với đối thủ được coi là siêu cường nông nghiệp - Mỹ.
"Đồng rúp tương đối yếu lại tương đối tốt cho thị trường lúa mì Nga. Chúng ta thấy tăng trưởng từ dần dần sang nhanh chóng đối với các mặt hàng xuất khẩu" - vị chuyên gia nói.
Tờ báo Mỹ The Wall Street Journal ước tính, nông dân Nga có hy vọng sẽ thu được lượng lúa mỳ lớn nhất trong suốt hơn 1 thế kỷ qua. Con số có thể đạt ít nhất là 83 triệu tấn lúa mỳ.
Tuy nhiên, con số mà Chính phủ Nga công bố hồi đầu năm nay lại ấn tượng hơn nhiều.
"Bây giờ, nhiệm vụ của chúng tôi là đưa ra mức giá ngũ cốc trở nên hợp lý trong nước. Vụ mùa ngũ cốc năm nay đạt sản lượng ít nhất là 130 triệu tấn. Có thể còn đạt tới 200 triệu tấn. Điều quan trọng chỉ là tìm thị trường bán hàng mới " - Bộ trưởng Tkachev nói.
Bộ Nông nghiệp Nga thống kê, xuất khẩu lúa mỳ của Nga đã tăng gần 1/4 trong 10 tháng đầu năm 2017.
Xuất khẩu lúa mì tăng 23% lên 10,6 triệu tấn trong khi doanh số bán hạt của Nga tăng 28,4% đạt 16,9 triệu tấn.
Nga hiện kiếm được nhiều tiền từ xuất khẩu nông nghiệp còn hơn cả bán vũ khí.
Viện nghiên cứu hạt ProZerno, có trụ sở tại Moscow ước tính tổng lượng thu hoạch lúa mỳ trong cả năm là hơn 130 triệu tấn. Con số này vượt 2,6% so với kỷ lục trước đó vào năm 1978 trước Chiến tranh Liên Xô- Afghanistan.
Nga dự tính con số xuất khẩu lên tới 45 triệu tấn trong số 130 triệu tấn lúa mỳ trong năm.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp Mỹ đã phải đối mặt với thời tiết xấu trong mùa này, khiến sản lượng lúa mì được gieo vào năm 2017 thấp đi nhiều. Sản lượng lúa mỳ của Mỹ dự kiến sẽ giảm khoảng 1/4 so với vụ trước.
Những điều kiện bất lợi cùng với sự hồi phục của lúa mỳ Nga đã đẩy giá lúa mỳ tại Hội đồng Thương mại Chicago giảm xuống 25%, còn 4,19 USD/bushel (khoảng 27 kg) so với tháng 7, khi Nga bắt đầu thu hoạch kỳ lúa mỳ kỷ lục.
Tổ chức Thương mại lúa mì Mỹ đã tuyên bố ngừng hoạt động tại Ai Cập - nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới.
Người phát ngôn của Tổ chức thương mại này - Steve Mercer nói với The Wall Street Journal: "Chúng tôi không thể cạnh tranh về giá lúa mì ở các thị trường này so với Nga".
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, lúa mì của Mỹ sẽ chỉ chiếm 15% lượng xuất khẩu toàn cầu vào năm 2017, giảm so với 1/4 thập kỉ trước. Sự sụt giảm cũng là do ngũ cốc được trồng nhiều thêm ở Châu Âu và Ấn Độ. Cơ quan này cho biết, giá trị mặt hàng nông sản năm nay của Mỹ sẽ chỉ bằng 1 nửa so với của Nga.
Dẫu có sự khác biệt lớn, các cơ quan chức năng Nga nhận định rằng, sẽ không có bên nào bị đẩy ra khỏi thị trường bởi ngoài lúa mỳ, ngô và đậu nành của Mỹ có lợi thế rất lớn. Canh tác về ngô và đậu nành của Mỹ sẽ bù đắp lại sản lượng thiếu hụt và giá trị xuất khẩu của lúa mỳ.
Trong năm nông nghiệp 2016-2017, kết thúc vào ngày 30/6, Nga đã xuất khẩu kỷ lục cao 35,5 triệu tấn ngũ cốc, chủ yếu là lúa mì (27,1 triệu tấn).
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, mùa trước, Mỹ đã xuất khẩu 28,1 triệu tấn lúa mỳ. Vì vậy, Nga đã mất vị trí dẫn đầu toàn cầu về lúa mỳ cho Mỹ, nhưng vẫn nằm trong số 3 nhà sản xuất hàng đầu thế giới.
Trong năm nông nghiệp 2015-2016, Nga đã xuất khẩu 24,6 triệu tấn lúa mỳ, trở thành nước dẫn đầu thế giới.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Nga đã không đáp ứng được kỳ vọng của mình đối với tình trạng này trong giai đoạn 2016-2017. Năm nay, quyết tâm của Bộ này ngày càng cao hơn.
Huy Vũ
Theo Baodatviet.vn
Panchenggang là nhà máy thép quốc doanh lớn nhất bị đóng cửa trong 60 năm qua, khi công nghiệp nặng dần suy yếu và Trung Quốc chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Chính quyền Trung Quốc vừa thông báo xuất khẩu của nước này tiếp tục sụt giảm mạnh trong tháng 8 vừa qua. Giới chuyên gia nhận định ngành công nghiệp Trung Quốc đang tiếp tục suy yếu.
Những lo lắng về triển vọng kinh tế Trung Quốc và những ảnh hưởng của nó tới kinh tế toàn cầu đã khiến Hội nghị G20 lần này chủ yếu tập trung vào những nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Trung Quốc...
Ngày 7/9, tờ Lenta dẫn lời Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Rosneft, Igor Sechin cho biết, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đề nghị Nga tham gia vào nhóm, song nước này đã quyết định không tham gia mà chỉ là quan sát viên.
Các doanh nghiệp sản xuất Hàn Quốc đứng đầu chuỗi cung ứng thế giới. Xuất khẩu của Hàn Quốc suy giảm sẽ khiến công nghiệp thế giới lao dốc theo.
Abenomics xem ra cần đột phá hơn nữa nếu muốn cải thiện nền kinh tế Nhật Bản, sau khi lạm phát lại trở về mức 0% lần thứ ba trong năm nay.
Nga và Ả Rập Xê Út có nhiều lý do lớn để tăng cường hợp tác trong chính sách năng lượng. Tuy nhiên, hiện thực hóa điều này có phải là dễ dàng?
Kỳ vọng Trung Quốc có thể là điểm dựa cho Nga vượt qua khó khăn kinh tế ngày càng xa vời khi Bắc Kinh đang phải đối mặt với vấn đề của riêng mình.
Kể từ khi Ủy ban chống tham nhũng của Malaysia tuyên bố Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Malaysia Najib Razak đã nhận 2,6 tỷ ringgit (tương đương 634 triệu USD) từ các nhà tài trợ, đồng ringgit đã giảm 6%, trong khi chỉ số cơ bản của TTCK Malaysia đã mất 8%.
Các hãng sản xuất chip nhớ và màn hình sẽ thiệt hại không nhỏ khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc khiến thị trường bị thu hẹp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự