Vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa được Chính phủ Trung Quốc trợ giá ồ ạt đổ vào châu Âu.

Có lý do để tin rằng, Mỹ và Trung Quốc sẽ không thể giải quyết các bất đồng thương mại trong một sớm một chiều.
Trong một động thái nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiếp tục công bố các kế hoạch áp mức thuế suất 10% đối với gói hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá tới 200 tỷ USD, nhằm đáp trả cái mà ông gọi là động thái "không thể chấp nhận" của Trung Quốc khi tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ.
Động thái này nhằm đáp trả bước đi trả đũa mới đây của Trung Quốc đối với gói thuế quan thứ nhất của Mỹ đánh 25% thuế nhập khẩu lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc, áp dụng từ ngày 6/7 tới.
Tuyên bố sáng 19/6 (giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump khẳng định, cần phải có hành động tiếp theo để khuyến khích Trung Quốc thay đổi các quy định không công bằng, mở cửa thị trường đối với hàng hóa Mỹ và chấp nhận một mối quan hệ thương mại cân bằng hơn với Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm Mỹ tháng 4/2017. (Ảnh: Reuters)
Theo ông Donald Trump, Trung Quốc rõ ràng không có ý định thay đổi các hành vi không công bằng liên quan đến việc thu thập tài sản trí tuệ và công nghệ Mỹ. Thay vì thay đổi các hành vi đó, giờ Trung Quốc đang đe dọa các công ty, công nhân, nông dân Mỹ, những người vốn không làm gì sai.
Tổng thống Donald Trump cho biết, ông đã ra lệnh cho Đại diện Thương mại Mỹ xác định những mặt hàng Trung Quốc phải chịu mức thuế mới. Theo ông, đây là hành động đáp trả việc Trung Quốc tăng thuế đối với lượng hàng Mỹ trị giá 50 tỷ USD.
Tuyên bố của Tổng thống Donald Trump được đưa ra sau khi Trung Quốc tuyên bố cũng áp thuế trị giá 50 tỷ USD đối với hàng hóa của Mỹ để trả đũa một quyết định tương tự của Mỹ trước đó. Ông Donald Trump cho biết, hành động của Trung Quốc cho thấy Mỹ luôn ở thế bất lợi không công bằng trong thương mại với Trung Quốc.
Ngay lập tức, Bộ thương mại Trung Quốc cho biết, sẽ có những biện pháp tương xứng nếu chính phủ Mỹ áp dụng danh sách thuế quan bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong tuyên bố trên trang web của mình, Bộ này cho biết, Trung Quốc sẽ có biện pháp toàn diện để đáp trả các hành động của phía Mỹ.
“Nếu Mỹ có các biện pháp bảo hộ đơn phương, làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc, chúng tôi sẽ nhanh chóng phản ứng và thực hiện các bước đi cần thiết để bảo vệ các quyền công bằng, hợp pháp của chúng tôi” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cảnh báo ngược lại.
Trước những động thái đáp trả nhau một cách khá cứng rắn của cả hai bên, các nhà phân tích lo ngại, Mỹ và Trung Quốc đang tiến rất gần đến một cuộc xung đột thương mại mở, sau khi các cuộc đàm phán giữa hai bên đã không thể giải quyết sự bất mãn của Mỹ về khoản thâm hụt thương mại 375 tỷ USD của Mỹ với Trung Quốc.
Có lý do để tin rằng, Mỹ và Trung Quốc sẽ không thể giải quyết các bất đồng thương mại trong một sớm một chiều và cuộc đối đầu thương mại giữa hai nước có thể leo thang nhanh chóng.
Cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều không muốn bị xem là yếu thế. Ông Donald Trump lên nắm quyền nhờ sự ủng hộ của các bang có nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi toàn cầu hóa. Cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, do vậy, ông Donald Trump ngày càng chịu áp lực phải tìm cách chiều lòng các mong muốn của những nhóm cử tri ủng hộ ông.
Trong khi đó, Trung Quốc đang mong muốn vươn lên trở thành một quốc gia công nghệ dẫn đầu toàn cầu nên nước này không dễ có những thay đổi trong mang tính hệ thống trong mô hình chính sách cơ bản của nước này.
Chính vì thế, nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung xảy ra, nó không chỉ gây ra tác động hạn chế đến tăng trưởng ở hai nước này, mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Minh Đức
Theo Nhipcaudautu.vn
Vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa được Chính phủ Trung Quốc trợ giá ồ ạt đổ vào châu Âu.
Nhu cầu của châu Âu với khí hóa lỏng Mỹ rất thấp, trong khi đó thị trường châu Á lại đang gia tăng nhu cầu loại hàng hóa này. Việc tập trung vào cung cấp khí đốt cho Trung Quốc sẽ khiến lượng khí hóa lỏng ít ỏi của Mỹ không đủ cung cấp cho EU.
Trung Quốc được cho là dùng thế áp đảo trong ngành đánh bắt mực để gia tăng sức mạnh hàng hải và xuất khẩu sản phẩm chất lượng thấp.
Liệu Liên minh châu Âu (EU) có đứng về phía Trung Quốc để chống lại chính sách áp thuế nhập khẩu của Mỹ hay không, khi bản thân khối này còn lắm vấn đề?
Đôla Australia (AUD) giảm giá, đậu tương dao động mạnh và cổ phiếu của các hãng ô tô Đức lao dốc. Các thị trường tài chính toàn cầu trở nên nhiễu loạn bởi lo sợ về một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các nhà đầu tư bán đổ bán tháo các tài sản có độ rủi ro cao để tìm tới những tài sản an toàn hơn như yen Nhật hay trái phiếu chính phủ Mỹ.
Những khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc ở các nước Thái Bình Dương đang làm dấy lên mối lo về một chiếc "bẫy nợ" giăng sẵn.
Đối với các nước Đông Nam Á đây có thể là một món hời nhưng cũng kèm rủi ro trở thành "bãi rác của thế giới".
Chính phủ Lào đã khởi động kế hoạch xây dựng đập thủy điện Pak Lay, ngay phía dưới hạ lưu công trình đập Xayaburi sắp hoàn thành.
Trong một động thái được coi là mạnh mẽ một cách hiếm thấy, Tân Hoa xã- cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc ngày 17/6 đã phát đi bài bình luận nhan đề “Lấy chiến tranh chấm dứt chiến tranh, không thể không ra tay!” nói về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố gia tăng thuế suất 25% đối với số hàng hóa Mỹ trị giá 50 tỷ USD và hành động đáp trả tương tự của phía Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ không hề nhượng bộ trước những lời cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt thương mại sẽ tác động đến quan hệ với Trung Quốc khi Mỹ đang cố gắng duy trì sức ép lên Triều Tiên.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự