Trung Quốc có tới 500 thị trấn chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, từ giày nhựa, lốp xe, đồ chơi, đồ trang trí Giáng sinh cho tới cả những chiếc cúc bấm. Giờ đây cơn sốt đã qua đi và tương lai trở nên ảm đạm.

Nội dung này nằm trong các lệnh trừng phạt mới nhất do Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố.
Bộ Tài chính Mỹ vừa cấm các cá nhân và công ty Mỹ không được tham gia các dự án năng lượng với Nga liên quan đến thăm dò và khai thác dầu khí ở Bắc cực.
Hãng tin RT cho biết đây là một phần của các lệnh trừng phạt do Tài chính Mỹ đưa ra đối với Nga sau khi cáo buộc Nga can thiệp vào Ukraine, và sẽ áp dụng đối với cả các dự án thực hiện sau tháng 1.2018.
Chính phủ Nga xem việc thăm dò và khai thác dầu khí ở Bắc cực là một trong những ưu tiên. Vào tháng 8, Thủ tướng Dmitry Medvedev thông báo chi 2,78 tỉ USD (63.134 tỉ đồng) cho các dự án này.
Theo Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga, vùng Bắc cực dự kiến sẽ cung cấp khoảng 20-30% sản lượng dầu mỏ của nước ngày vào năm 2050. Tập đoàn này đã bắt đầu khoan tại nhiều địa điểm vào đầu năm nay.
Tuần trước, đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ và cho rằng điều này “chắc chắn thất bại”.
“Chúng tôi không sợ trừng phạt, chúng tôi sẽ vẫn sống sót. Nhưng tôi chắc chắn rằng một khi người Mỹ hợp tác, chúng ta sẽ vượt qua mọi đối thủ”, ông Antonov nói.
Theo ông Antonov, quyết định kết thúc nhiều hục hặc giữa hai nước tùy thuộc vào phía Mỹ, vì Nga sẵn sàng hợp tác.
Khánh An
Theo Thanhnien.vn
Trung Quốc có tới 500 thị trấn chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, từ giày nhựa, lốp xe, đồ chơi, đồ trang trí Giáng sinh cho tới cả những chiếc cúc bấm. Giờ đây cơn sốt đã qua đi và tương lai trở nên ảm đạm.
Trong vòng một thập niên gần đây, nhu cầu di cư luôn “nóng” ở châu Âu. Ðây là nơi người nghèo muốn vào, còn người giàu lại muốn thoát ra.
Tốc độ công nghiệp hóa quá nhanh trong khi sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp đang khiến Trung Quốc phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề. Dư thừa sản xuất khiến hàng triệu người bị sa thải và họ cũng không thể quay về làm nông.
Nhu cầu toàn cầu suy yếu, kinh tế Trung Quốc mất đà và chính sách tiền tệ bất ổn của Mỹ, những dự đoán lạc quan về ĐNA chỉ là bề nổi.
Quá trình chuyển đổi tỷ trọng kinh tế của Trung Quốc mang theo nhiều hiểm hoạ tiềm tàng không chỉ với chính quốc gia này mà còn với cả phần còn lại của thế giới.
Theo báo cáo được Trung Quốc công bố sáng nay (15/4), GDP của nước này tăng trưởng 6,7% trong quý I, nằm trong mức mục tiêu 6,5 – 7% mà Chính phủ Trung Quốc đã đề ra cho cả năm 2016.
Bảy năm qua, nợ công Trung Quốc đã tăng lên gấp bốn lần, chủ yếu do cơn sốt xây dựng tại nhiều thành phố.
Trung Quốc sẽ công bố số liệu về tăng trưởng GDP quý I vào ngày mai, với triển vọng sáng sủa hơn. Vậy đâu là những điểm cần lưu ý về nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này?
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại vừa hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu đồng thời cảnh báo kinh tế toàn cầu sẽ phát triển với một tốc độ chậm chạp trong bối cảnh rủi ro gia tăng.
Tiết lộ từ 11,5 triệu tài liệu từ một trong những công ty luật bí mật nhất thế giới, Mossack Fonseca đặt ở Panama, đã thu hút quan tâm trên toàn cầu. Vậy chúng ta đã học được gì từ Hồ sơ Panama?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự