Với tốc độ tăng trưởng 6%, châu Á sẽ một lần nữa trở thành châu lục phát triển nhanh nhất thế giới.

Sẽ đến lúc con người phải "chào thua" máy móc, kể cả những công việc nhạy cảm nhất.
Theo các nhà khoa học, phát triển của trí tuệ nhân tạo và robot quá nhanh sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Giáo sư Bart Selman của Đại học Cornell cho rằng, trí tuệ nhân tạo đang đi từ lý thuyết sách vở sang thực tiễn. Máy tính có thể "nghe" và "thấy" như con người, các hệ thống có thể tự động vận hành. Google, Facebook, IBM và Microsoft tiêu tốn đến hàng tỷ đô la mỗi năm để mở rộng quy mô đầu tư vào hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Ông Moshe Vardi, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Rice, Texas- Mỹ cho rằng, các cỗ máy thông minh sẽ sớm thay thế con người trong tất cả các lĩnh vực. Câu hỏi đặt ra là nếu máy làm được hết rồi thì con người làm gì?
Câu trả lời đầu tiên đó là khi đó, con người sẽ không phải làm, chỉ cần “chơi” thôi. Tuy nhiên đó không phải là câu trả lời đúng bởi nếu không làm việc, con người cũng sẽ mệt mỏi.
Giáo sư Bart Selman đã viết thư, yêu cầu các chính phủ xem xét các rủi ro liên quan đến việc tăng cường phát triển trí tuệ nhân tạo. Khoảng 10.000 người đã ký vào bức thư này. Trong số đó có Elon Musk của Tesla Motors, người có công trong chương trình nghiên cứu trí tuệ nhân tạo nhằm phát triển ô tô tự lái.
Elon Musk sẽ tài trợ cho nghiên cứu tại Đại học Cornell để giữ trí tuệ nhân tạo chỉ tạo ra lợi ích cho con người. Dự án này sẽ tiên đoán rằng liệu trí thông minh của máy móc có vượt qua giới hạn kiểm soát của con người hay không, và nếu có thì khi nào điều này xảy ra.
Theo Giáo sư Bart Selman, trong số các hướng phát triển của trí tuệ nhân tạo, thị giác máy và nhận diện khuôn mặt phát triển mạnh nhất. Facebook có thể nhận diện khuôn mặt tốt hơn bất kỳ ai. Nhờ thị giác máy, trong 25 năm tới, các xe tự lái sẽ đi đầy đường. Xe tự động sẽ làm giảm ít nhất 90% số vụ tai nạn so với mấy bác tài xế lái ẩu.
Chắc chắn rằng rất nhiều người sẽ được cứu sống, sẽ có ít chấn thương hơn. Tuy nhiên, số lượng người lái xe của Mỹ sẽ giảm khoảng 10%.
Với tốc độ tăng trưởng 6%, châu Á sẽ một lần nữa trở thành châu lục phát triển nhanh nhất thế giới.
IMF ước tính GDP của Nga sẽ tăng 0,2% vào năm 2016 sau khi giảm 3,4% trong năm nay.
Việc Nga và các nước phương Tây trừng phạt lẫn nhau đã khiến cả hai bên điêu đứng...
Gazprom được xem là một công cụ chính sách ngoại giao của Nga, một công cụ mà Putin không ngại sử dụng...
Đây là thông tin được đưa ra tại một cuộc hội thảo về bất động sản mới đây. Theo đó, trong khi Chính phủ Singapore đang phải áp dụng các biện pháp giảm nhiệt thị trường bất động sản thì Việt Nam lại là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhà đầu tư đến từ Singapore.
Hàng nghìn người Úc đã xuống đường ở các thành phố lớn để phản đối một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa nước này và Trung Quốc.
Washington áp thêm lệnh trừng phạt với các cá nhân và công ty Nga do những cáo buộc với Nga ở đông Ukraine và Crimea, khiến Moscow lên án và dọa đáp trả
Kinh tế Nga tiếp tục suy thoái trong quý 2-2015 và chính quyền tin rằng tăng trưởng đã chạm đáy. Trước tình hình này, Tổng thống Nga Vladimir Putin mong muốn đối thoại với phương Tây.
Theo một kết quả nghiên cứu mới được công bố, giới triệu phú Mỹ chi trung bình mỗi người 13.429 USD để đi nghỉ trong năm 2015 và sẽ có tổng cộng 6 kỳ nghỉ.
Theo chân Bỉ và Pháp, trong thời gian tới, Mỹ và Anh có thể phong tỏa tài sản của Nga trên lãnh thổ của mình.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự