tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Li Ka-shing: Triển vọng kinh tế Trung Quốc vẫn khả quan

  • Cập nhật : 22/06/2016
Tỷ phú giàu thứ 3 châu Á vẫn rất lạc quan về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc.
li ka-shing: trien vong kinh te trung quoc van kha quan

Li Ka-shing: Triển vọng kinh tế Trung Quốc vẫn khả quan

Trong thời gian gần đây, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là Trung Quốc đã trải qua nhiều khó khăn, với mức tăng trưởng chậm nhất trong vòng 25 năm qua, mang lại nhiều lo ngại cho giới đầu tư quốc tế.
 
Tuy vậy, theo tỷ phú giàu nhất Hong Kong là Li Ka-shing (Lý Khắc Thành), Trung Quốc vẫn còn rất nhiều điểm mạnh: thặng dư thương mại, ngành dịch vụ phát triển, và vốn nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào.
 
Vừa qua, ông Li đã có một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, đánh dấu lần đầu tiên ông chấp nhận trả lời giới truyền thông quốc tế kể từ năm 2012. Vị chủ tịch 87 tuổi của tập đoàn CK Hutchison Holdings nhận định: “Triển vọng dài hạn của Trung Quốc đại lục vẫn rất tốt. Mọi người chỉ nhìn vào các khoản nợ của giới doanh nghiệp nhà nước và các hộ gia đình, trong khi điều họ cần phải nhận ra là Trung Quốc vẫn là một nước xuất khẩu lớn”.
 

 

ty le tong du no tin dung so voi gdp (duong mau trang) cua trung quoc da tang truong chong mat trong vong 8 nam qua, chu yeu la do tang no doanh nghiep (duong mau xanh da troi) - anh: bloomberg

Tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng so với GDP (đường màu trắng) của Trung Quốc đã tăng trưởng chóng mặt trong vòng 8 năm qua, chủ yếu là do tăng nợ doanh nghiệp (đường màu xanh da trời) - Ảnh: Bloomberg

 
Nhờ có thế mạnh xuất khẩu, Trung Quốc đã đạt được thặng dư thương mại 560 tỷ USD năm ngoái, bù đắp cho các dòng vốn chảy ra nước ngoài do đồng NDT rớt giá. Mặc dù vậy, vẫn rất nhiều người nghi ngờ về sự ổn định của nền kinh tế nước này, và gần đây thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chỉ ra những rủi ro trung hạn là tăng trưởng tín dụng quá nóng cũng như dư thừa sản lượng công nghiệp.
 
Tổng dư nợ tín dụng của Trung Quốc đã tăng vọt lên 247% GDP trong năm ngoái so với mức 164% của năm 2008, nhanh hơn rất nhiều mức tăng của Anh và Mỹ trong giai đoạn trước khủng hoảng tài chính 2008-2009. Trong 10 năm qua, Trung Quốc cũng có mức tăng trưởng tín dụng nhanh hơn bất kỳ quốc gia G20 nào khác, theo nhận định từ nhà kinh tế Tom Orlik của Bloomberg Intelligence.
 
Hiện tại, ông Li đang có rất nhiều khoản đầu tư lớn tại Trung Quốc. Công ty bất động sản của ông là Cheung Kong Property Holdings đang có 1/2 doanh thu đến từ thị trường đại lục, với hàng chục dự án trên khắp Trung Quốc. Công ty chính của ông là CK Hutchison hiện đang có 14% doanh thu trước thuế đến từ Trung Quốc, nơi CKH đang nắm giữ khoảng 2.500 cửa hàng bán lẻ Watsons và ParknShop.
 
Hiện tại, chi tiêu tiêu dùng đang là bàn đệm giữ cho Trung Quốc không sụt giảm tăng trưởng quá nhiều. Trong năm 2015, tăng trưởng GDP nước này rớt xuống mức thấp nhất từ năm 1990 tới nay là 6,9%, và được dự báo sẽ tiếp tục giảm còn 6,5% trong năm nay.
 
Là một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào Trung Quốc từ cuối những năm 1970 thông qua lời mời của chính phủ nước này, ông Li đã được hưởng lợi rất lớn từ sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc. Với khối gia tài 28 tỷ USD, ông hiện đang là người giàu thứ 3 châu Á.
 
 
Chính do mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, nên nhất cử nhất động của ông Li liên quan tới thị trường này đều được theo dõi chặt chẽ. Hồi năm ngoái, các cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã lên tiếng phê bình ông về việc bắt đầu thoái vốn khỏi nước này. Sau đó, ông Li đã viết hẳn một bài dài 3 trang để bác bỏ các lời phê bình, cũng như khẳng định niềm tin trọn vẹn của ông vào thị trường Trung Quốc.
 
Trả lời Bloomberg, ông nói: “Ngay khi đọc những bài báo như thế là tôi đã biết họ sai rồi. Từ khi bắt đầu đầu tư vào Trung Quốc từ cuối những năm 1970 tới nay, tôi chưa bao giờ ngừng lại cả”.
 
Tuấn Minh
Theo Nhipcaudautu.vn
Trở về

Bài cùng chuyên mục