Ứng cử viên tổng thống Mỹ 2016 của Đảng Cộng hòa nói ông sẽ dùng quyền lực chi phối về kinh tế của nước Mỹ để ứng phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Kỳ tích Ethiopia: Từ đống tro tàn trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu lục
- Cập nhật : 24/03/2016
(Tin kinh te)
Hành trình đầy cam go từ vùng đất nghèo đói thứ 2 thế giới, vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế sáng nhất lục địa Đen là cả một kỳ tích đáng được ca ngợi của Ethiopia.
Đã 3 thập kỷ kể từ khi Ethiopia trải qua nạn đói kinh hoàng cướp đi mạng sống của hơn 1 triệu người. Phóng viên tờ BBC là Michael Buerk thậm chí còn miêu tả đây là “nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử thế kỷ 20” và “thứ gần nhất với địa ngục trần gian trên Trái Đất”.
Đối ngược lại với cảnh nghèo khổ đó, Ethiopia ngày nay được biết đến rộng rãi là “con hổ châu Phi” với kế hoạch đầy tham vọng là trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cho tới năm 2025.
Quốc gia này, “nói một cách hoa mỹ đã đi lên từ đống tro tàn để trở thành nền kinh tế phát triển nhanh bậc nhất châu Phi mà không cần phụ thuộc vào dầu mỏ”, theo chuyên gia tư vấn thuế tại KPMG Kenya.
Những thay đổi diễn ra tại Ethiopia kể từ nạn đói năm 1984 thật sự đáng khen ngợi. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh các con số nhưng không thể phủ nhận Ethiopia đã có được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong vòng 1 thập kỷ qua quanh mức từ 8 – 10%.
Riêng trong giai đoạn từ 2004 – 2014, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Ethiopia đạt 10,9% - đưa họ từ vị trí quốc gia nghèo đói thứ 2 thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2025 nếu vẫn giữ tốc độ tăng trưởng như hiện tại.
(Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn từ 2006 - 2010 chỉ đạt 6,32%, giai đoạn 2011 - 2014 đạt 5,72%.)
Hiệu quả của quá trình này đã giúp Ethiopia tăng khả năng đối phó với hạn hán, ngăn chặn mọi nguy cơ tiềm ẩn có thể khiến họ rơi vào nạn đói như đã từng xảy ra trước đây.
Nỗ lực phát triển của Ethiopia cũng dành được sự khen ngợi của quốc tế bởi hoàn thành những mục tiêu thiên nhiên kỷ như giáo dục và giảm tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh.
Những khoản đầu tư của chính phủ được xem là nguồn lực chính của tăng trưởng đến từ việc xây dựng một mạng lưới đường sá để mở rộng những dịch vụ xã hội cơ bản và tạo thúc đẩy lớn vào lĩnh vực năng lượng.
Theo báo cáo của World Bank, tỷ lệ đầu tư công của Ethiopia đã tăng từ 5% đầu những năm 1990 lên mức 18,6% GDP vào năm 2011 – mức cao thứ 3 trên thế giới.
Con đập The Grand Ethiopia Renaissance trị giá 4,2 tỷ USD (chiếm 8,5% GDP của đất nước) tại Blie Nile là dự án ấn tượng nhất trong số đó – được xem là biểu tượng của sự tái sinh đất nước Ethiopia. Được biết khi hoàn thành vào năm 2017, nó sẽ trở thành con đập lớn nhất châu lục.
Lĩnh vực thương mại, đầu tư cũng chứng kiến nhiều thay đổi vượt bậc. Ethiopia đã đa dạng hóa xuất khẩu và trở thành quốc gia xuất khẩu dầu dừa, hoa, vàng và đặc biệt, tơ lụa hay những sản phẩm da thuộc lớn bậc nhất.
Thành tựu này đạt được là nhờ tốc độ tăng trưởng ổn định trong đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực trồng hoa và sản xuất.
Thậm chí nhiều người phải ngỡ ngàng khi biết Ethiopia đã nhanh chóng trở thành địa điểm thu hút những gã khổng lồ toàn cầu như nhà sản xuất giàu Huajian của Trung Quốc hay H&M – nhà sản xuất quần áo lớn thứ 2 thế giới.
Ngoài ra, hiện tại, Ethiopia dành tới 60% ngân sách đầu tư phát triển nông nghiệp, giáo dục, sức khỏe để nâng cao đời sống người dân thay vì dành phần lớn tiền cho quân đội như trước đây.
Hiện tại, Ethiopia đã trở quốc gia có nền công nghiệp chăn nuôi đứng thứ 10 trên thế giới.
Dù mục tiêu tham vọng trở thành đất nước có thu nhập trung bình trong thập kỷ tới còn gặp vô số thử thách phía trước. Tuy nhiên, hành trình đầy cam go từ vùng đất “nghèo đói khốn khổ” trở thành một trong những nền kinh tế sáng nhất lục địa Đen đã là cả một kỳ tích đáng được ca ngợi của Ethiopia.
Theo Tri Thức Trẻ/Bizliv