Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo nợ doanh nghiệp ở Trung Quốc đã tương đương 145% GDP. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang đi vay tiền ngân hàng chỉ để... trả lãi.

Trung Quốc đã nhìn thấy những tín hiệu đầu tiên cho thấy nước này đã bước đầu thành công trong việc cắt giảm sản lượng công nghiệp dư thừa.
Trong tháng 4, áp lực giảm phát đè nặng ngành công nghiệp Trung Quốc đã vơi đi nhiều, trong khi giá tiêu dùng tiếp tục được duy trì ở mức tăng mờ nhạt nhưng vừa đủ để cung cấp cho ngân hàng những công cụ cần thiết để giảm sản lượng dư thừa của ngành công nghiệp.
Chỉ số giá sản xuất giảm 2,8% - xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2014 và ít hơn so với mức 3,2% mà các nhà kinh tế ước tính. Chỉ số tiêu dùng tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái – thấp hơn mức dự báo trung bình 0,2%.
Giá xuất xưởng thoát đà giảm là dấu hiệu cuối cùng cho thấy nền kinh tế đang bước đến bước giai đoạn chuyển mình sau 4 năm chỉ số giá sản xuất liên tục suy giảm. Giá tiêu dùng tăng một cách mờ nhạt có thể tạo điều kiện cho Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (hiện đang giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục kể từ tháng 10) bổ sung các biện pháp kích thích mạnh hơn trong ngắn hạn nhằm kích thích tăng trưởng.
“Nguồn cầu đã ổn định ở mức tương đối thấp. Tình hình sẽ không trở nên tồi tệ thêm nhưng cũng không thể hồi phục.” Shen Lan – nhà kinh tế tại Standard Chartered Bắc Kinh nhận định. “Trước đó, chỉ số PPI hồi phục là do cầu hàng hoá tăng và nhiều dự án đầu tư vừa được tiến hành.”
Theo báo cáo của Cục thống kê, giá sản xuất tại các công ty khai mỏ và sản xuất vật liệu trong tháng 4 đã giảm ít hơn so với các tháng trước, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Tháng 5, giá khoáng sản giảm 9,6% - thấp hơn 2,4% so với mức giảm trong tháng 4. Trong khi đó, giá sản xuất vật liệu tháng 5 giảm 7,2% ít hơn so với mức giảm 7,7% trong tháng 4.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo nợ doanh nghiệp ở Trung Quốc đã tương đương 145% GDP. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang đi vay tiền ngân hàng chỉ để... trả lãi.
Mới đây, chính phủ Singapore đã khẳng định rằng, bất kỳ động thái của Quốc hội Mỹ nhằm sửa đổi các nội dung có trong Hiệp định TPP - sự xoay trục của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến châu Á sẽ làm gia tăng thêm nguy cơ khiến cho hiệp định này bị sụp đổ.
“Khi quốc gia bạn giàu có hơn, thị trường sẽ dịch chuyển lên một nấc mới trong chuỗi sản xuất và hầu như các nền kinh tế sẽ loại bỏ dần những ngành sản xuất kỹ thuật thấp. Tuy nhiên, số liệu cho thấy điều này không xảy ra với Trung Quốc như các nước khác”- Chuyên gia Karlis Smits của World Bank nói.
Số lượng người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ giảm trong tuần trước, cho thấy thị trường lao động duy trì mạnh mẽ mặc dù việc thuê nhân công tháng trước suy giảm mạnh.
Kinh tế thế giới tiếp diễn xu hướng tăng trưởng không đồng đều. Thị trường hàng hoá tiếp tục đà tăng giá trong bối cảnh thời tiết bất lợi ảnh hưởng tới nhiều loại nông thuỷ sản.
Đài TNHK đưa tin, theo một nghiên cứu thường niên về phí tổn của tình trạng bạo lực, chiến tranh và những cuộc xung đột khác khiến nền kinh tế toàn cầu tiêu tốn hơn 13.600 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu, trong năm 2015.
Các nhà hoạt động hy vọng vụ bê bối sát hại hổ tại đền thiêng ở Thái Lan sẽ thức tỉnh dư luận thế giới, khi nạn buôn lậu loài vật hoang dã này ngày một nở rộ.
Các cuộc đình công diễn ra trong thời gian qua đang làm gia tăng áp lực lên Chính phủ Pháp, vốn đã chịu nhiều chỉ trích từ người dân do liên quan đến dự luật cải cách lao động mà họ cho là có lợi cho giới chủ hơn người lao động.
Tại Diễn đàn tăng trưởng xanh toàn cầu năm 2016 diễn ra tại thủ đô Copehagen của Đan Mạch, các tổ chức quốc tế vừa giới thiệu bộ tiêu chuẩn giúp đo lường và kiểm soát lượng thực phẩm thất thoát và lãng phí (FLW).
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới luôn có những thời điểm căng thẳng. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc chậm lại, và Mỹ trải qua chiến dịch tranh cử Tổng thống khốc liệt, quan hệ đó lại càng xuống dốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự