Những nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Chính phủ Trung Quốc đã không thể mang lại kết quả như mong đợi.

Sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc cùng với kỳ vọng lãi suất cao hơn ở Mỹ gây ra biến động trong thị trường tài chính toàn cầu gần đây. Các biến động như vậy có thể còn tiếp tục trong những tháng tới đây, kéo theo thị trường nhiều khả năng sẽ có những điều chỉnh chứ không bình yên như thời điểm đầu năm.
Trong giai đoạn nhiều biến động này, chúng tôi muốn nhấn mạnh tới hai yếu tố chính: Thứ nhất, chúng tôi tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không tăng lãi suất cao như thị trường mong đợi; Thứ hai, dù các lo ngại về Trung Quốc đã phần nào đúng trong thực tế, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ đi lên trong quý IV này vì chính sách kích cầu bắt đầu có hiệu lực, nhờ đó Trung Quốc tránh được “tuột” dốc.
Sự chững lại của Trung Quốc là cần thiết, bởi nếu Trung Quốc trở thành một nước thu nhập cao, Trung Quốc chắc chắn cần một mô hình kinh tế ít phụ thuộc vào đầu tư, xuất khẩu, sản xuất và xây dựng, đồng thời cần dựa nhiều hơn vào dịch vụ và tiêu dùng.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn còn dư địa cho chính sách kích cầu vừa phải nhằm tránh tuột dốc kinh tế. NHTW Trung Quốc đã giảm lãi suất chính sách 5 lần và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 200 điểm cơ bản kể từ tháng 11 năm ngoái. Chúng tôi dự báo lãi suất sẽ cắt giảm thêm 25 điểm cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm thêm 100 điểm cơ bản trong năm nay.
Nhưng do dộ trễ của chính sách, chính sách nới lỏng có thể sẽ bắt đầu có tác dụng trong quý IV năm nay và năm 2016. Chúng tôi dự báo tăng trưởng Trung Quốc đạt 6,9% trong quý IV/2015.
Tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) và nhiều người xem động thái ấy là nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu. Chúng tôi không đồng ý với quan điểm này vì cho rằng, Trung Quốc chỉ muốn làm NDT linh hoạt hơn nhằm đưa NDT vào rổ tiền tệ SDR (quyền rút vốn đặc biệt) của IMF (điều này nằm trong nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc).
Đồng thời, chúng tôi cũng không tin NDT đang được định giá quá cao như nhiều người nghĩ. IMF thường sử dụng mô hình cân bằng bên trong và bên ngoài để xác định giá trị hợp lý của một đồng tiền. Một đồng tiền được coi là có giá trị hợp lý khi nền kinh tế cân bằng cả bên trong (có đầy đủ việc làm) và bên ngoài (tài khoản vãng lai ở mức cân bằng). Xét theo tiêu chí này, Trung Quốc vẫn có thặng dư lớn trong tài khoản vãng lai trong khi thị trường lao động vẫn tăng trưởng tốt.
Với vấn đề lãi suất ở Mỹ, mức lãi suất gần 0% và ba vòng nới lỏng định lượng (QE) là những biện pháp của Fed nhằm đối phó với tình huống bất thường là quá trình hồi phục chậm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giờ đây, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mạnh, Fed tin rằng đã đến lúc tăng lãi suất.
Nhưng vẫn còn đó những rủi ro như tỷ lệ lao động ở Mỹ đang ở mức thấp nhất tính từ năm 1977 (dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh thời gian qua); lạm phát đang thấp hơn mức mục tiêu của Fed (2%); kỳ vọng lạm phát không lớn… Do đó, dù có các dấu hiệu cho thấy Fed dường như rất muốn tăng lãi suất nhưng họ cũng muốn làm rõ rằng, chu kỳ tăng lãi suất sẽ diễn ra rất chậm.
Rất có thể Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 12 năm nay. Nhưng vì những lý do trên, chúng tôi dự báo lãi suất sẽ chỉ tăng cao nhất là 1% cho đến tháng 6/2016 rồi sẽ dừng tại đó rất lâu. Dự báo của chúng tôi thấp hơn so với dự báo của Fed và của thị trường. Nếu điều này đúng, nó cho thấy sau nguy cơ do thị trường điều chỉnh vào giai đoạn đầu sẽ là nhiều cơ hội cho NĐT.
Marios Maratheftis, kinh tế gia trưởng, NH Standard Chartered
Theo Thời báo Ngân hàng
Những nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Chính phủ Trung Quốc đã không thể mang lại kết quả như mong đợi.
Ngày 19-10, chính quyền Nga thừa nhận nền kinh tế nước này tăng trưởng âm 4,3% trong quý 3-2015 do giá dầu thô sụt giảm và cấm vận phương Tây.
Savills vừa công bố chỉ số sống và làm việc tại 12 thành phố lớn trên thế giới. Chỉ số sống/làm việc của Savills là sự đo lường tổng hợp của giá thuê nhà ở và văn phòng tính theo đầu người trong một năm.
Theo tin tức ngày 6/10 trên trang mạng của Bộ Thương mại Trung Quốc, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc khi trả lời câu hỏi liên quan của các phóng viên đã chỉ rõ hiệp định này là một trong những hiệp định thương mại tự do quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay.
Theo giới chuyên gia, việc đạt được thỏa thuận Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng cường độ các cuộc đàm phán về giao thương giữa các quốc gia còn lại của trên toàn châu Á.
Một trong những nội dung được phía Nhật đưa ra là Việt Nam sẽ bỏ thuế nhập khẩu với xe máy của nước này trong vòng 8 năm.
Tâm lý dè chừng Trung Quốc cùng sự phản đối của người dân địa phương đang khiến nhiều đại dự án xây dựng của Bắc Kinh ở nước ngoài đối mặt nguy cơ đổ vỡ.
Được xem là quốc gia bảo thủ trong vấn đề tình dục nhưng Trung Quốc lại có đến hàng ngàn cửa hàng “đồ chơi” người lớn khắp nước.
Tỷ lệ đầu tư trên GDP tại nước này đã vượt số liệu hồi cuối thập niên 80 của Nhật Bản - thời điểm ngay trước khi bong bóng bất động sản Nhật vỡ vụn.
Ước tính có khoảng 40% người Mỹ cho rằng chính phủ nên đệ đơn rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự