Tài liệu được báo chí Nhật dẫn lại cho biết Việt Nam sẽ có lộ trình hơn 10 năm để gỡ bỏ hoàn toàn thuế đối với các sản phẩm bia, rượu nhập khẩu từ nước này.

Ngày 19-10, chính quyền Nga thừa nhận nền kinh tế nước này tăng trưởng âm 4,3% trong quý 3-2015 do giá dầu thô sụt giảm và cấm vận phương Tây.
Theo AFP, Thứ trưởng Kinh tế Nga Alexei Vedev cho biết GDP quý 3 sụt 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tổng chín tháng đầu năm, kinh tế Nga sụt giảm 3,8%.
Điện Kremlin dự báo trong cả năm 2015, nền kinh tế Nga sẽ suy thoái 3,9% trước khi phục hồi dần và đạt mức tăng trưởng yếu 0,7% vào năm 2016.
Trước đó Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính kinh tế Nga sẽ sụt 3,8% trong năm 2015. Tuy nhiên GDP có thể âm tới 4,3% cả năm nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức dưới 50 USD/thùng từ nay đến hết năm. WB cũng cho rằng Nga sẽ không thể quay trở lại với tăng trưởng vào năm 2016 mà sẽ tiếp tục giảm sút 0,6%.
Giá đồng rúp Nga cũng đang tiếp tục giảm, hiện ở mức 1 USD đổi được 61,47 rúp, khiến áp lực lạm phát càng gia tăng. Mới đây ba hãng xếp hạng tín dụng lớn cũng lên tiếng cảnh báo Nga rằng tài chính của nước này đang ngày càng xấu đi nhanh chóng.
Hãng S&P cho biết thâm hụt ngân sách của chính phủ Nga sẽ tăng lên 4,4% GDP trong năm nay. Trước đó Điện Kremlin đã cam kết chi 40 tỷ USD để giải cứu hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, hoàn toàn không có dấu hiệu nào cho thấy giá dầu sẽ tăng trở lại khi nguồn cung quốc tế đang tràn ngập.
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, nếu giá dầu tiếp tục giảm GDP nước này có thể sụt tới 5% trong năm 2016. Trong khi đó, chính phủ Nga vẫn tiếp tục tăng chi tiêu quân sự lên gần mức 5% GDP. Trong năm 2014, chi tiêu quốc phòng Nga tăng 8,1% lên tới 84 tỷ USD.
Một số nhà ngoại giao Nga tiếp lộ chiến tranh ở Syria đang ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách nước này. Các quả tên lửa hành trình là rất đắt đỏ, chi phí triển khai quân sự ở nước ngoài cũng rất tốn kém. Điện Kremlin vẫn sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 15% trong năm nay.
Hiện tỷ lệ người nghèo ở Nga tăng lên đến 15,1%, tương đương 21,7 triệu người. Ở một số khu vưc tại Nga, hơn 35% dân số sống trong cảnh nghèo. WB cho biết tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với người nghèo do giá thực phẩm tại Nga tăng vọt sau khi chính phủ cấm nhập khẩu thực phẩm phương Tây.
Theo báo Telegraph, chính phủ Nga có kế hoạch cắt giảm nhập khẩu ồ ạt ở 20 ngành trọng yếu trong vòng năm năm tới, từ công nghiệp nặng, điện, xe hơi, hóa chất cho đến thực phẩm.
Tài liệu được báo chí Nhật dẫn lại cho biết Việt Nam sẽ có lộ trình hơn 10 năm để gỡ bỏ hoàn toàn thuế đối với các sản phẩm bia, rượu nhập khẩu từ nước này.
Các nhà đàm phán cấp cao của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu vòng đàm phán mới về Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) nhằm thu hẹp khác biệt về những vấn đề then chốt giữa hai bên.
Một khảo sát gần đây cho thấy 3/4 các công ty Nhật ủng hộ việc mở cửa cho nhiều lao động nước ngoài có tay nghề thấp vào làm việc để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động.
Tình trạng kinh tế “trì trệ trường kỳ” tại các nước phát triển trở nên xấu đi, trong khi các thị trường mới nổi lớn, đi đầu là Trung Quốc, lại đang sa sút.
Ngay sau khi chính quyền Trung Quốc công bố GDP quý 3-2015 đạt mức 6,9%, các chuyên gia kinh tế thế giới bày tỏ nghi ngờ Bắc Kinh lại “tô hồng” số liệu tăng trưởng.
Những nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Chính phủ Trung Quốc đã không thể mang lại kết quả như mong đợi.
Savills vừa công bố chỉ số sống và làm việc tại 12 thành phố lớn trên thế giới. Chỉ số sống/làm việc của Savills là sự đo lường tổng hợp của giá thuê nhà ở và văn phòng tính theo đầu người trong một năm.
Theo tin tức ngày 6/10 trên trang mạng của Bộ Thương mại Trung Quốc, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc khi trả lời câu hỏi liên quan của các phóng viên đã chỉ rõ hiệp định này là một trong những hiệp định thương mại tự do quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay.
Theo giới chuyên gia, việc đạt được thỏa thuận Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng cường độ các cuộc đàm phán về giao thương giữa các quốc gia còn lại của trên toàn châu Á.
Một trong những nội dung được phía Nhật đưa ra là Việt Nam sẽ bỏ thuế nhập khẩu với xe máy của nước này trong vòng 8 năm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự