Đà hồi phục kinh tế vốn đã rất yếu ớt của Pháp có nguy cơ chững lại sau vụ tấn công khủng bố tại Paris, đặc biệt đối với ngành du lịch và tiêu dùng, các chuyên gia kinh tế cảnh báo hôm 15.11.

Nga đã bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ hòng ép Washington vay thêm tiền?
Tờ RT của Nga vừa đăng tải một kịch bản thú vị lý giải việc Nga vừa bán một số lượng khổng lồ nợ trong Kho bạc Mỹ đã khiến nước này bị thâm hụt nặng.
Theo đó, tờ báo dẫn số liệu thâm hụt ngân sách ngày càng tăng buộc Chính phủ Mỹ vay thêm 56 tỷ USD trong quý này so với dự kiến.
Con số này kỳ lạ thay lại gần bằng con số giá trị trái phiếu Chính phủ Mỹ mà Nga đã bán trong tháng 4 và 5.
Như đã đưa tin trước đó, đầu năm nay, Chính phủ Nga đã bán 84% trái phiếu Kho bạc Mỹ mà nước này nắm giữ, tương đương với khoảng 80 tỷ USD.
Việc bán số lượng lớn trái phiếu Mỹ đã làm con số sở hữu nợ Mỹ của Nga giảm từ 96,1 tỷ USD trong tháng 3 xuống chỉ còn 14,9 tỷ USD trong tháng 5.
Ngân hàng Trung ương Nga giải thích việc cắt giảm danh mục trái phiếu bằng những lo ngại về các rủi ro khác nhau, bao gồm tài chính, kinh tế và địa chính trị.
Vào thời điểm đó, một phát ngôn viên Bộ Tài chính Mỹ khẳng định việc bán lại nợ cho Mỹ của Nga sẽ không có tác động đáng kể, đồng thời nhấn mạnh sự lựa chọn trái phiếu Mỹ vẫn là một nhu cầu mạnh mẽ. Tính đến tháng 5, các quốc gia nước ngoài vẫn đang nắm giữ hơn 6.000 tỷ USD Mỹ.
Theo báo cáo mới nhất, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phát hành 329 tỷ USD thông qua các thị trường tín dụng trong giai đoạn tháng 7-9.
Sự gia tăng trong các khoản vay của chính phủ Mỹ được báo cáo là do cắt giảm thuế doanh nghiệp cũng như tăng chi tiêu đã làm tăng thâm hụt ngân sách.
Năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh cắt giảm thuế 1.500 tỷ USD. Biện pháp này được thiết lập để khuyến khích các Tập đoàn Mỹ mang lại gần 2.000 tỷ USD từ các tài khoản nước ngoài về nước. Đồng thời, Quốc hội Mỹ đã thông qua việc tăng chi tiêu gần 300 tỷ USD.
Mức chi mạnh mẽ này khiến thâm hụt ngân sách Mỹ tăng vọt.
Thâm hụt ngân sách của Mỹ được báo cáo tổng cộng là 607 tỷ USD trong 9 tháng đầu của năm tài chính so với 523 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước.
Vào tháng 6, Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự báo chi tiêu của chính phủ vượt quá doanh thu 1.000 tỷ USD trong 2 năm.
Ủy ban Trách nhiệm ngân sách liên bang dự báo Mỹ sẽ thâm hụt ngân sách 1.000 tỷ USD vĩnh viễn từ năm sau nếu không có sự thay đổi về chính sách.
Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu GDP cho biết, kinh tế Mỹ tăng vọt trong quý 2, với tốc độ tăng trưởng 4,1%, cao nhất trong các quý kể từ năm 2014.
Tốc độ tăng trưởng này cao hơn mục tiêu 3% mà chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump đề ra.
Tốc độ tăng trưởng mạnh là nhờ chi tiêu của người tiêu dùng vốn chiếm 70% GDP của Mỹ tăng 4% và xuất khẩu tăng vọt lên 9,3%. Xuất khẩu đậu tương của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng mạnh trước khi mặt hàng này bắt đầu bị đánh thuế vào đầu tháng 7 theo kế hoạch trả đũa thương mại của Trung Quốc.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tăng trưởng GDP của quý 2 được thúc đẩy bởi gói cắt giảm thuê trị giá 1.500 tỷ USD, giúp kích thích chi tiêu của người tiêu dùng.
Sơn Dương
Theo Baodatviet.vn
Đà hồi phục kinh tế vốn đã rất yếu ớt của Pháp có nguy cơ chững lại sau vụ tấn công khủng bố tại Paris, đặc biệt đối với ngành du lịch và tiêu dùng, các chuyên gia kinh tế cảnh báo hôm 15.11.
Cùng với đà tăng trưởng trì trệ, các quốc gia xuất khẩu dầu thô sẽ bị thâm hụt ngân sách lớn do đà lao dốc của giá dầu thô trên toàn cầu, IMF cảnh báo.
Tưởng chừng Nokia suy thoái sẽ khiến nền công nghiệp công nghệ Phần Lan khó có thể phát triển, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại.
Nhiệm vụ “thổi bay” tất cả các nước khác khỏi thị trường dầu mỏ của Saudi Arabia vẫn chưa kết thúc.
Hết kiên nhẫn với những lời hứa hẹn và cam kết của Nam Phi, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa ra tối hậu thư: Hoặc dỡ bỏ những rào cản đối với gia cầm nhập khẩu từ Washington trước ngày 5-1-2016 hoặc chờ lãnh hậu quả.
Nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á bị trì trệ là do tác động từ nhiều khó khăn mà nền kinh tế Trung Quốc đang gặp phải, những khó khăn ngày càng rõ nét hơn vì lẽ chỉ mới tháng 4/2015, WB còn dự báo kinh tế Đông Nam Á sẽ tăng 6,7% trong năm nay.
Mức lương người lao động tại Nhật đã tăng 7 tháng liên tiếp, sau khi Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe gây sức ép buộc doanh nghiệp tăng lương, theo cập nhật mới nhất từ tờ Japan Today.
Bộ phận quản lý quỹ của ngân hàng Goldman Sachs vừa đưa ra quyết định sẽ gộp quỹ BRIC vào một quỹ lớn hơn theo dõi các thị trường mới nổi. Đầu tư vào nhóm các thị trường mới nổi tiêu biểu là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, hiện quỹ này đang bị thua lỗ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa trở về Nhật Bản sau chuyến công du Mông Cổ và 5 nước khu vực Trung Á là Kyrgyzstan, Tadjikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Kazakhstan.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Singapore trong tháng Chín giảm xuống 48,6, là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2012.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự