Theo thông tin từ chính phủ Trung Quốc đưa ra vào sáng nay, tốc độ tăng trưởng GDP quý III không thay đổi so với quý trước, bằng mức dự kiến của thị trường và nằm trong khoảng mục tiêu từ 6,5 đến 7% của chính phủ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo đà tăng trưởng mạnh nhất của kinh tế thế giới từ năm 2011 sẽ tiếp tục trong hai năm tới, song đã có dấu hiệu suy tàn.
Theo Bloomberg, hôm 17.4, IMF dự báo về tăng trưởng toàn cầu trong năm nay và năm sau đạt 3,9%, không đổi so với mức dự báo hồi tháng 1. IMF cũng nâng dự báo triển vọng kinh tế Mỹ nhờ cải cách thuế của đảng Cộng hòa bắt đầu có hiệu lực.
Song nhìn xa hơn khung thời gian hai năm, viễn cảnh lại bi quan hơn. Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ biến mất khi các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ, các đợt kích thích tài chính của Mỹ giảm đi và kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm hơn.
IMF viết trong Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất: “Tăng trưởng toàn cầu được dự báo giảm đi trong vài năm tới. Một khi khoảng cách GDP giảm, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới sẵn sàng trở lại mức tăng trưởng tiềm năng thấp hơn nhiều so với ngưỡng trung bình trước khủng hoảng, vì dân số già và năng suất thấp”.
IMF cảnh báo tăng trưởng có thể trật đường ray vì các biện pháp trừng phạt thương mại “ăn miếng trả miếng”. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của IMF là Maurice Obstfeld cho hay: “Những phát đạn đầu tiên trong một cuộc chiến thương mại tiềm tàng đang được bắn. Xung đột có thể tăng nếu chính sách tài khóa tại Mỹ thúc đẩy thâm hụt thương mại của nước này lên cao hơn mà châu Âu và châu Á không có động thái nào để giảm thặng dư thương mại”.
Các nhà đầu tư nắm 543 tỉ USD tài sản là những người bi quan nhất về tăng trưởng kinh tế thế giới kể từ khi Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), theo ngân hàng Merrill Lynch của Bank of America. Chỉ 5% nhà quản lý tài sản dự báo kinh tế thế giới mạnh hơn trong 12 tháng tới, mức thấp nhất từ tháng 6.2016, theo khảo sát hồi tháng 4 của ngân hàng Merrill Lynch.
Theo ông Obstfeld, chính phủ các nước cần tận dụng thời điểm tốt để thực hiện cải cách cơ cấu và đưa ra chính sách thuế nhằm nâng sản lượng kinh tế. Báo cáo triển vọng của IMF là bài kiểm tra thực tế cho các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của 189 nước thành viên, trong bối cảnh họ tập trung về Washington (Mỹ) trong tuần này để tham dự cuộc họp mùa xuân thường niên.
IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone), cho rằng eurozone tăng trưởng 2,4% năm 2018, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra trong tháng 1. Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,6% năm nay và 6,4% năm 2019. Mỹ sẽ tăng trưởng 2,9% năm nay, và 2,7% năm sau.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Ấn Độ và Canada cũng được đưa ra. Cụ thể, kinh tế Canada được cho là tăng trưởng 2,1% năm nay, kinh tế Nhật Bản được cho là tăng trưởng 1,2% năm nay và 0,9% năm 2019, trong khi hai số liệu này với Ấn Độ là 7,4% và 7,8%.
Theo Thanhnien.vn
Theo thông tin từ chính phủ Trung Quốc đưa ra vào sáng nay, tốc độ tăng trưởng GDP quý III không thay đổi so với quý trước, bằng mức dự kiến của thị trường và nằm trong khoảng mục tiêu từ 6,5 đến 7% của chính phủ.
Công ty có giá trị vốn hóa đạt hơn 200 tỷ USD và doanh thu hàng năm lên tới 177 tỷ USD chính là một mắt xích quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc.
Một quan chức Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang ngày càng lúng túng trước những dự án tài trợ ở nước ngoài không đem lại hiệu quả và những rủi ro thì ngày càng tăng lên.
Singapore sẽ “nắm ngôi vương” nếu như London mất đi vị trí trung tâm tài chính tốt nhất thế giới.
Ông Fatih Birol, chuyên gia kinh tế trưởng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết tại cuộc họp ở Hàn Quốc, cơ quan này dự kiến các thị trường dầu đạt tái cân bằng cung cầu trong năm 2017 do dư thừa dầu thô hiện nay giảm từ từ.
Rõ ràng xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc tăng vọt đã làm giảm lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu châu Á, nhưng nỗi đau dường như không được chia sẻ đồng đều khắp các nhà xuất khẩu sản phẩm dầu của khu vực này.
Khi được hỏi về nợ của Trung Quốc, CEO Laurence Fink của quỹ đầu tư BlackRock cho rằng tất cả chúng ta đều phải lo lắng về Trung Quốc dù ông vẫn có cái nhìn lạc quan trong dài hạn.
Đã 3 năm kể từ khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe chính thức đưa ra chương trình kích thích kinh tế đầy táo bạo. Sau những lạc quan ban đầu, cuối cùng chương trình đã không mang đến những thay đổi cho nền kinh tế như mong đợi.
Mỹ muốn thông qua TPP để chạy đua sức ảnh hưởng với Trung Quốc tại Châu Á nhưng việc làm này đang vấp phải những phản ứng trong nội bộ quốc gia này xung quanh những lo ngại về vấn đề việc làm.
Đống nợ của Trung Quốc đang rất lớn và càng đáng ngại hơn khi tốc độ tăng ngày càng cao.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự