Từ chứng khoán, tiền tệ, trái phiếu cho đến vàng hay dầu thô, các thị trường đều chứng kiến hành loạt biến động mạnh với những phiên tăng giảm kỷ lục suốt tuần qua.

1/10 tổng tài sản thế giới được cất giữ tạo những thiên đường thuế ở hải ngoại.
Một nghiên cứu mới đây từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) lần đầu tiên định lượng được tỷ lệ người tránh né thuế của từng quốc gia.
Theo đó, 1/10 tổng tài sản của thế giới đang được cất giữ ở những thiên đường thuế ở hải ngoại (offshore tax haven). Với riêng khu vực châu Âu thì tỷ lệ này là 15%, với khu vực vùng Vịnh và một số nước châu Mỹ Latinh thì nó lên tới tận 60%. Nếu tính tổng số tài sản cất giữ ở nước ngoài theo đơn vị phần trăm GDP, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Venezuela, Arab Saudi, Nga và Argentina sẽ dẫn đầu thế giới, trong khi Đức, Anh và Pháp thì cao hơn mức trung bình. Mỹ thì thấp hơn mức trung bình một chút.
Nghiên cứu của NBER cho thấy có một vài yếu tố liên quan chặt chẽ với lượng tài sản được cất giữ ở nước ngoài, như khoảng cách với Thụy Sĩ, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, và mức độ bất ổn kinh tế và chính trị. Một trong những tác giả nghiên cứu là nhà kinh tế học Gabriel Zucman cho biết đó có thể là lý do tại sao Mỹ lại có lượng tài sản cất giữ ở nước ngoài thấp hơn mức trung bình một chút.
Có tới hơn 70% lượng tài sản của UAE được cất giữ ở nước ngoài, còn tại Venezuela thì tỷ lệ này là gần 65%. Ảnh: NBER
Tài sản cất giữ ở nước ngoài làm tăng bất bình đẳng, bởi vì chúng phần lớn thuộc về những người giàu nhất. Tại Anh, Tây Ban Nha và Pháp, khoảng 30-40% tài sản của 0,01% hộ gia đình giàu nhất được cất giữ ở nước ngoài. Những người giàu có nhất nước Nga cất giữ khoảng 60% tài sản của họ ở nước ngoài.
Zucman nói: "Để đo lường mức độ bất bình đẳng, thông thường chúng tôi dựa rất nhiều vào dữ liệu thuế. Có 1 vấn đề rõ ràng là có hiện tượng né thuế: nếu bạn chỉ xem xét dữ liệu thuế thì có nguy cơ bạn sẽ đánh giá thấp mức độ tập trung tài sản thực sự".
Tỷ lệ phần trăm tài sản được cất giữ ở các thiên đường thuế như Thụy Sĩ (Màu đen), Mỹ (màu hồng), Châu Á (màu tím), và các nước Châu Âu khác (màu xanh lá cây). Ảnh: Bloomberg
Có một điểm đáng chú ý Hong Kong đang nổi lên như là một thiên đường thuế mới, có lẽ là nhờ sự gia tăng tài sản của giới siêu giàu ở Trung Quốc và áp lực quốc tế gia tăng vào những các thiên đường thuế truyền thống như Thụy Sĩ.
Mạnh Đức
Theo Nhipcaudautu.vn
Từ chứng khoán, tiền tệ, trái phiếu cho đến vàng hay dầu thô, các thị trường đều chứng kiến hành loạt biến động mạnh với những phiên tăng giảm kỷ lục suốt tuần qua.
18 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính khiến hàng loạt Chính phủ lung lay và các công ty phá sản, đồng tiền các nước trong khu vực một lần nữa lại chịu sức ép giảm giá.
Để hiểu về hành động phá giá bản tệ đột ngột của Trung Quốc, bạn cần biết về những gì đang diễn ra trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo đề xuất, TPP sẽ có hiệu lực khi ít nhất 6 quốc gia chiếm 85% GDP của toàn nhóm thông qua hiệp định.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ồ ạt bơm tiền nhằm giải quyết việc thanh khoản
Hãy quên đi những đôi giày, món đồ chơi và những mặt hàng xuất khẩu khác. Trung Quốc sẽ sớm có một “mặt hàng” khác để cung cấp cho thế giới: một cuộc suy thoái kinh tế.
Theo nhận định của chuyên gia, gói cứu trợ sẽ không thể mang lại một phép nhiệm màu cải thiện cuộc sống của người dân trước mắt, đảm bảo tương lai chính trị cho Thủ tướng Tsipras và đảng cầm quyền.
Vốn hóa của các doanh nghiệp y tế, ngân hàng và công nghệ của Mỹ đã vượt 10 nghìn tỷ USD.
Trung Quốc tuyên bố dự trữ quốc gia chỉ 1.658 tấn vàng, trong khi thực tế hơn 10.000 tấn vàng được sản xuất hay nhập khẩu vào Trung Quốc trong cùng kỳ. Vậy 9.500 tấn vàng còn lại ở đâu?
Giới chủ Trung Quốc đang tăng cường săn lùng “lao động lậu” với mức lương rẻ mạt từ các nước Đông Nam Á để làm việc trong các nhà máy ở Quảng Đông, Phúc Kiến và Chiết Giang.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự