Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có cuộc trả lời phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình, tổng kết hoạt động của chính phủ trong năm 2015, cũng như đề ra kế hoạch trong năm tới.

Không khó để nhận ra hiệu quả của các công cụ kinh tế trong bảo vệ và gìn giữ môi trường. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng có thể áp dụng thành công. Vậy người Nhật có bí quyết gì?
Có thể thấy, thành công của Nhật Bản là đã sử dụng hiệu quả công cụ thuế hay hỗ trợ tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp coi bảo vệ môi trường như một phần của lợi nhuận. Doanh nghiệp không còn cảm thấy áp lực hoặc thiệt hại khi phải bỏ ra các khoản chi phí “xanh” mà lợi ích mang lại không thể nhìn thấy ngay trước mắt.
Sử dụng công cụ kinh tế một cách linh hoạt dựa trên tinh thần “tự nguyện” hợp lý là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Nhật Bản. Bên cạnh những quy định chỉ tập trung chi phối các hoạt động nhất định, các nguồn phát sinh ô nhiễm quy mô lớn còn có những quy định linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng vùng, địa phương.
Chẳng hạn, xe buýt hoạt động theo luật phi tập trung được phép xây dựng hệ thống thuế linh hoạt tùy theo từng địa phương, vì thế có một số vùng thuế môi trường áp dụng cho xe buýt được thu thành thuế chất thải rắn. Theo điều tra của Bộ Môi trường (MOE), năm 2009, có 27/47 tỉnh tiến hành thu thuế môi trường đối với xe buýt cùng thuế chất thải rắn bao gồm Mie, Kyoto, Kumamoto…
Bên cạnh đó, để sử dụng hữu hiệu công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, Nhật Bản còn thông qua Luật thúc đẩy cơ quan nhà nước và các thực thể tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường.
Theo Luật này, cơ quan nhà nước và các tổ chức Trung ương phải công bố kế hoạch thu mua hàng hóa thân thiện với môi trường hằng năm và tiến hành thu mua theo đúng cam kết. Năm 2009, có 246 chủng loại hàng hóa thuộc 19 lĩnh vực thân thiện với môi trường.
Để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm hơn đến những mặt hàng thân thiện với môi trường, nhà sản xuất, cơ quan quản lý môi trường tổ chức các hội thảo, hoạt động nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, thậm chí tặng thưởng cho những sáng kiến về tiêu dùng xanh. Người tiêu dùng sẽ ưu tiên mua các sản phẩm ít phát thải ô nhiễm được ghi trên sản phẩm.
Xây dựng một thị trường có chu kỳ vật liệu bền vững cũng là một trong những thành công mà người Nhật thực hiện được trong vòng 20 năm trở lại đây. Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh cung cấp máy móc, thiết bị, bộ phận thay thế liên kết chặt chẽ với các đơn vị cung cấp dịch vụ thu hồi, xử lý, tái chế và đối tượng tiêu dùng.
Thậm chí có những công ty xây dựng cho mình chu trình khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu dùng và tái chế, chẳng hạn, như Toyota, Sumitomo… Quy mô thị trường đối với các thiết bị thân thiện với môi trường ngày càng được mở rộng và được Chính phủ cũng như các doanh nghiệp rất quan tâm. Đây là một trong những nỗ lực rất thành công của người Nhật nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo Quỳnh Vũ/daibieunhandan.vn
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có cuộc trả lời phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình, tổng kết hoạt động của chính phủ trong năm 2015, cũng như đề ra kế hoạch trong năm tới.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho rằng việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thay đổi chính sách cho vay, trong bối cảnh khoản nợ mà Ukraine vay của Nga sắp đáo hạn, làm dấy lên quan ngại về tính công bằng của định chế tài chính có trụ sở tại Mỹ này.
Tờ Đại kỷ nguyên của Hong Kong cho rằng để tái cân bằng nền kinh tế, dịch chuyển thành công từ mô hình dựa nhiều đầu tư và xuất khẩu sang nền kinh tế theo hướng tiêu dùng, Trung Quốc có thể mất đến 25 năm
Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới đã giảm năm thứ 6 liên tiếp...
Các tập đoàn dầu mỏ đều có các hợp đồng nhằm phòng vệ khi giá dầu lao dốc. Tuy nhiên, Continental Resources đã "ăn non" và bỏ lỡ 1 tỷ USD.
Giám đốc truyền thông Gerry Rice của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Ban điều hành của quỹ này đã nhất trí sẽ thay đổi chính sách cho vay hiện hành, qua đó cho phép IMF tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang được trợ giúp trong trường hợp họ không thể hoàn trả nợ cho các chủ nợ.
Mức độ tin cậy của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lớn tại Trung Quốc (TQ) đang ngày càng tồi tệ.
Theo hãng tin Mỹ CNBC, hãng Yahoo đang cân nhắc bán mảng kinh doanh Internet cốt lõi của hãng và sẽ không bán cổ phần trong hãng thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba.
Dòng tài chính bất hợp pháp của Trung Quốc ước tính đạt gần 1,4 nghìn tỷ trong một thập kỷ, mức lớn nhất đối với các quốc gia đang phát triển.
Theo Zhou Hao, chuyên gia đến từ ngân hàng Commerzbank, có vẻ như Trung Quốc đang cho phép đồng nhân dân tệ giảm giá nhằm thực hiện một cuộc kiểm tra trên thị trường tiền tệ trước khi Mỹ nâng lãi suất.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự