Mô hình kinh tế “3 rẻ” (chi phí lao động rẻ, vốn rẻ, giá xuất khẩu rẻ) đưa Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, song dường như với bối cảnh mới đã không còn hợp thời.

Nền kinh tế Nga, vốn bị lao đao bởi đà sụt giảm mạnh của giá dầu thế giới và các lệnh trừng phạt của phương Tây, có thể chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình 1,5% vào năm 2017.
Báo cáo ngày 19/8 của Ngân hàng trung ương Nga cho thấy nền kinh tế Nga, vốn bị lao đao bởi đà sụt giảm mạnh của giá dầu thế giới và các lệnh trừng phạt của phương Tây, có thể chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình 1,5% vào năm 2017.
Khi so sánh với mức dự báo về tăng trưởng GDP của Nga khoảng 2-2,5%, được Ngân hàng trung ương Nga đưa ra năm 2013 dễ dàng nhận thấy triển vọng kinh tế "Xứ sở bạch dương" trong vài năm gần đây đã xấu đi như thế nào.
Nga từng là "ngôi sao" trong số các thị trường mới nổi, với mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 7%. Tuy nhiên, sự sa sút của nền kinh tế đã lộ diện kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Dấu hiệu giảm tốc của nền kinh tế Nga thậm chí xuất hiện trước khi Moskva đương đầu với các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây, liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ngoài ra, một số yếu kém mang tính cơ cấu khác như thị trường lao động và thị trường vốn thiếu linh hoạt, cũng cản trở đà tăng trưởng của kinh tế Nga.
Ngân hàng trung ương Nga lưu ý: "Giữa bối cảnh thu nhập từ dầu mỏ giảm sút do đà tụt dốc của giá dầu thế giới, khó tiếp cận các thị trường nợ bên ngoài do các lệnh cấm vận, Nga không thể duy trì sự cân bằng trong hoạt động tiêu dùng và đầu tư."
Trong dự báo mới nhất vừa được đưa ra trong tháng Sáu vừa qua, Ngân hàng trung ương Nga dự báo rằng, nếu kịch bản lạc quan nhất đối với thị tường dầu mỏ diễn ra, nền kinh tế nước này sẽ suy giảm 3,2% năm 2015, trước khi đạt mức tăng trưởng 0,7% vào năm 2016.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, hoạt động đầu tư giảm, sự thiếu hụt nguồn lao động, môi trường kinh doanh kém thuận lợi và cải cách nghèo nàn sẽ là những nhân tố chính kéo lùi đà tăng trưởng của kinh tế Nga trong thời gian tới, bất chấp sự phục hồi đã bắt đầu xuất hiện.
Mô hình kinh tế “3 rẻ” (chi phí lao động rẻ, vốn rẻ, giá xuất khẩu rẻ) đưa Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, song dường như với bối cảnh mới đã không còn hợp thời.
Hơn 50 dự án đầu tư của Nga đã được thông qua tại cuộc tham vấn giữa các bộ phát triển kinh tế của Nga và ASEAN trong khuôn khổ diễn đàn kinh doanh ở Malaysia.
Nếu kinh tế ngầm Trung Quốc ở Prato là một thì ở Paris - kinh đô ánh sáng của nước Pháp - quy mô gấp 10 lần. Và trong cả 2 trường hợp, di dân Trung Quốc là nạn nhân đáng thương nhất của mafia Trung Quốc
Theo một báo cáo nghiên cứu gần đây của chính phủ, có đến 9/10 lao động nước ngoài hài lòng với công việc ở Singapore.
Rất có thể đang có một bàn tay vô hình nào đó dẫn dắt con số tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc...
Các chuyên gia tài chính quốc tế khẳng định giá cổ phiếu toàn cầu tuột dốc không phanh chủ yếu do giới đầu tư không xác định được rõ nền kinh tế Trung Quốc đang hụt hơi tồi tệ đến mức nào.
Nếu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực sự tăng 7% trong quý I và II/2015 thì chắc chắn Bắc Kinh đã không thực hiện hàng loạt biện pháp để kích thích xuất khẩu, hỗ trợ thị trường chứng khoán…
Nga cần đề ra một kế hoạch mới đối với ngành năng lượng trong bối cảnh phải đối mặt với cấm vận và kỉ nguyên mới của giá năng lượng rẻ.
Ngân hàng thế giới (WB) đã phê duyệt khoản vay quốc tế mới trị giá 500 triệu USD để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn của Ukraina, WB cho biết trong một tuyên bố.
Dòng vốn bị rút ra ồ ạt khiến thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng cạn kiệt.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự