Dù BRI sẽ mang đến những được mất về địa chính trị cho Trung Quốc, nó ít có khả năng trở thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi trong đại chiến lược như một số nhà phân tích vẫn tin.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch trừng phạt Bắc Kinh bên ngoài khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới
Mô hình kinh tế của Trung Quốc đang là "mối đe dọa chưa từng có đối với hệ thống thương mại toàn cầu" và không thể được xử lý trong khuôn khổ những quy định toàn cầu hiện nay.
Chỉ trích mạnh
Đó là nhận định được Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đưa ra trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington hôm 18-9. "Quy mô nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển nền kinh tế, trợ cấp, tạo ra tập đoàn nhà nước lớn, ép chuyển giao công nghệ và làm méo mó các thị trường trong nước và khắp thế giới đang là mối đe dọa chưa từng có đối với hệ thống thương mại toàn cầu" - ông Lighthizer chỉ trích mạnh mẽ.
Theo quan chức này, những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không được thiết kế để đối phó với hướng tiếp cận hiện nay của Trung Quốc đối với nền kinh tế. WTO ra đời năm 1995 và Trung Quốc gia nhập tổ chức này 5 năm sau đó với cam kết từ bỏ trợ cấp các tập đoàn nhà nước. Tuy nhiên, nhiều người cáo buộc Bắc Kinh vẫn có hành vi này mà không bị trừng phạt. Tổng thống Mỹ Donald Trump khi còn tranh cử từng gọi WTO là "thảm họa".
Vì thế, ông Lighthizer nói rõ Washington sẽ thúc đẩy những thay đổi lớn đối với hệ thống thương mại toàn cầu trong những cuộc họp sắp tới của WTO. Các thành viên WTO dự kiến nhóm họp tại thủ đô Buenos Aires - Argentina ngày 10-12 tới. Không dừng lại ở đó, ông Lighthizer tiết lộ chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch trừng phạt Trung Quốc bên ngoài khuôn khổ WTO cũng như tìm kiếm biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp, người lao động Mỹ khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ những tập quán thương mại của Bắc Kinh. Dù vậy, đại diện thương mại Mỹ không cung cấp manh mối về những "vũ khí" nào khác có thể được sử dụng ngoài việc đánh thuế trừng phạt hàng xuất khẩu Trung Quốc đang được Washington sử dụng ở mức độ nhất định.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký bản ghi nhớ cho phép điều tra thương mại Trung Quốc hôm 14-8 Ảnh: AP, REUTERS
Theo đuổi thỏa thuận song phương
Trước đó, Tổng thống Donald Trump hôm 14-8 đã ra lệnh ông Lighthizer đánh giá xem các hoạt động thương mại của Trung Quốc có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Washington hay không. Theo trang Bloomberg, ông Lighthizer từ chối phỏng đoán về kết quả cuộc điều tra nhưng thừa nhận "nghe rất nhiều phàn nàn", nhất là từ các lãnh đạo doanh nghiệp người Mỹ, về vấn đề phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác trong liên doanh tại Trung Quốc và nạn ăn cắp bản quyền tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Đây là bài diễn văn về chính sách đầu tiên của ông Lighthizer kể từ khi được lên làm Đại diện thương mại Mỹ hồi tháng 5 qua. Nội dung của nó là dấu hiệu cho thấy chính phủ Tổng thống Donald Trump vẫn duy trì lập trường cứng rắn về vấn đề thương mại sau sự ra đi của chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon. Trong bài phát biểu, ông Lighthizer còn lặp lại quan điểm chính quyền Mỹ thời ông Donald Trump thích các thỏa thuận thương mại song phương hơn là đa phương. Để minh chứng cho điều này, Washington sẽ theo đuổi loại thỏa thuận như thế với các quốc gia châu Á sau khi rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hồi tháng 1.
Mặt khác, ông Lighthizer tuyên bố ủng hộ quan điểm của Tổng thống Donald Trump, rằng thâm hụt thương mại là đáng quan tâm. Không như ông chủ Nhà Trắng, nhiều nhà kinh tế lập luận thâm hụt thương mại song phương là không quan trọng, miễn là cán cân thương mại quốc gia ổn định. Ông Lighthizer thắc mắc làm sao có thể xem quy định thương mại là công bằng khi một số nước áp thuế 10% lên xe hơi trong khi mức thuế này của Mỹ chỉ là 2,5% hoặc khi một số nước liên tục định giá đồng nội tệ thấp hơn thực tế. Ông nói thêm Washington đang xem xét lại tất cả thỏa thuận thương mại trước đây để đánh giá chúng có công bằng với Mỹ hay không, với một trong những tiêu chí được tính đến là tình trạng thâm hụt thương mại dai dẳng. Washington sẽ tìm cách tái thương thảo những thỏa thuận nào bị xem là không mang lại lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ.
HOÀNG PHƯƠNG
Theo Nld.com.vn
Dù BRI sẽ mang đến những được mất về địa chính trị cho Trung Quốc, nó ít có khả năng trở thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi trong đại chiến lược như một số nhà phân tích vẫn tin.
Chính phủ Thái Lan cần một cách tiếp cận thống nhất về chính sách và các quy định để thúc đẩy nền kinh tế số - đó là ý kiến của Hiệp hội Internet (Isoc), một tổ chức hàng đầu về chính sách internet độc lập.
Hyundai, Lotte bị ảnh hưởng nhiều nhất khi Trung Quốc từ chối giảm bớt các biện pháp trả đũa.
Theo chính sách chôn cất mới tại Singapore, người dân được thuê đất làm mộ phần nhiều nhất 15 năm, còn ở Hong Kong là 6 năm.
Việc Nga phát động chiến dịch quân sự chống khủng bố ở Syria đã làm tan biến mọi tham vọng loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad ra khỏi cuộc chơi, buộc Mỹ và tất cả các nước Vùng Vịnh có liên quan tới cuộc khủng hoảng Syria đều phải điều chỉnh chiến lược...
Các lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu nhóm họp tại thủ đô Brussels của Bỉ để bàn giải pháp đối phó với kiểu chơi đơn phương của Mỹ.
Năm 2017, người Trung Quốc bỏ ra 31,7 tỉ USD để thâu tóm 40.572 bất động sản ở Mỹ, đứng đầu trong danh sách những nước mua nhà đất Mỹ.
Không ai nghi ngờ khi Qatar tuyên bố họ có rất nhiều tiền để chống lại các biện pháp trừng phạt kinh tế từ các nước láng giềng Ả Rập. Nhưng liệu hơn 300 tỉ USD có đủ để nước này chiến đấu trong dài hạn.
Dù chịu nhiều quy định kiểm soát ngoại tệ, người Trung Quốc hàng năm vẫn đưa được hàng chục tỷ USD ra nước ngoài để gom bất động sản.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Châu Á đang phát triển trong năm 2017 đã được cải thiện trong bối cảnh nhu cầu xuất khẩu cao hơn mức mong đợi trong Quý I năm nay, theo một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự