Trong năm nay, các công ty Trung Quốc đã tuyên bố sẽ bỏ ra 40,5 tỷ USD để đầu tư vào Mỹ, tăng gần gấp đôi năm ngoái.

Tại Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất, Bắc Kinh cam kết hỗ trợ nhiều tỷ USD cho các nước sông Mekong, động thái nhằm "gỡ gạc" uy tín vì căng thẳng Biển Đông.
Ngày 23/3, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ nhất diễn ra tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc với sự tham dự của lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Với chủ đề “Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai”, hội nghị đã khẳng định cam kết của 6 nước đối với hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong, đồng thời đề ra các định hướng lớn cho hợp tác Mekong - Lan Thương.
Trung Quốc mạnh tay đầu tư
Trong khuôn khổ hội nghị, Trung Quốc đã cam kết khoản vay ưu đãi 10 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,5 tỷ USD) và khoản vay tín dụng 10 tỷ USD cho 5 nước dòng sông Mekong chảy qua.
Cụ thể, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết một nửa trong khoản vay tín dụng 10 tỷ USD được sử dụng cho hợp tác sản xuất công nghiệp giữa Trung Quốc và các nước khác. Trung Quốc cũng hứa hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các quốc gia với khoản tiền viện trợ 200 triệu USD và chuẩn bị quỹ 300 triệu USD cho các dự án hợp tác cỡ nhỏ và vừa trong 5 năm tới.
Trong tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong - Lan Thương, Trung Quốc cũng cho biết họ đang triển khai các dự án khác nhau, từ đường sắt xuyên quốc gia tới các khu công nghiệp để thúc đẩy hợp tác trong khu vực.
Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong - Lan Thương diễn ra trong bối cảnh các nước hạ nguồn sông Mekong đang phải đương đầu với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nên phân phối nước trở thành vấn đề cấp thiết. Theo kết quả hội nghị, một trung tâm kiểm soát tài nguyên nước đã được thành lập nhằm đối phó với hạn hán và lũ lụt trên dòng Mekong.
Nỗ lực gỡ gạc uy tín
Các nước sông Mekong là khu vực quan trọng trong chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Tăng trưởng của Bắc Kinh được hỗ trợ thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng và xuất khẩu năng suất công nghiệp dư thừa sang các nước khu vực này. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng thừa nhận trong tình hình kinh tế khó khăn, hợp tác tốt hơn với các nước láng giềng Đông Nam Á giúp giảm áp lực của nền kinh tế Trung Quốc .
Mặt khác, trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp tiến hành các hoạt động gây hấn trên Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới. Không lâu sau khi kéo giàn khoan Hải dương 981 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi lấp trên các đá và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và quân sự hóa khu vực bất chấp sự phản đối của quốc tế.
Nhiều chuyên gia đánh giá, việc làm của Trung Quốc trên Biển Đông không phù hợp với vị thế của một nước lớn, có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Nó cũng khiến Bắc Kinh bị cô lập trên các diễn đàn trong và ngoài khu vực. Các nước không có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Australia... cũng liên tục đưa ra lời nói và hành động để chỉ trích việc làm của Bắc Kinh.
Xâu chuỗi các sự kiện, nhiều nhà phân tích nhận định rằng Bắc Kinh đang có một sự toan tính. Thông qua việc làm này, Trung Quốc muốn tăng cường ảnh hưởng trong khu vực cũng như gỡ gạc uy tín sau những động thái hiện thực hóa yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, SCMP dẫn nhận định của các chuyên gia.
Bên cạnh vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cũng bị chỉ trích ở nhiều lĩnh vực khác. Các đập thủy điện mà Bắc Kinh xây dựng trên thượng nguồn dòng Mekong bị coi là nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở các nước hạ nguồn. Nhiều dự án phát triển trước đây của Trung Quốc bị cáo buộc làm tổn hại tới môi trường, gây ảnh hưởng tới tương lai khu vực.
“Bằng cách giúp các nước hạ nguồn sông Mekong, chủ yếu là những nước lạc hậu, có cơ hội phát triển tốt hơn, Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi hình ảnh của mình theo hướng tích cực”, ông Xu Liping, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Xu, Trung Quốc cần đưa ra các dự án minh bạch và phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường để giành lấy lòng tin của người dân địa phương.
Trong năm nay, các công ty Trung Quốc đã tuyên bố sẽ bỏ ra 40,5 tỷ USD để đầu tư vào Mỹ, tăng gần gấp đôi năm ngoái.
Hôm 28/3, tờ Wall Street Daily dẫn bình luận của chuyên gia kinh tế có tiếng của Mỹ, ông Carl Delfeld, cho rằng, tăng trưởng Trung Quốc trong 30 năm qua đã đến hồi kết khi công thức cơ bản cho sự phát triển đã không còn tác dụng.
Ứng cử viên tổng thống Mỹ 2016 của Đảng Cộng hòa nói ông sẽ dùng quyền lực chi phối về kinh tế của nước Mỹ để ứng phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Thủ tướng Ai Cập Sherif Ismail thừa nhận nước này đang khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi các địa phương nỗ lực chung tay với chính phủ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Ngày 26/3, Chính phủ Thái Lan cho biết việc Thủ tướng Prayut Chan-ocha của nước này quyết định sẽ tự đầu tư thực hiện dự án đường sắt cao tốc từ thủ đô Bangkok lên tỉnh Nakhon Ratchasima thay vì vay vốn từ Trung Quốc là "vì lợi ích quốc gia."
Một số điểm du lịch lớn nhất trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Mexico hay New Zealand đang rất "nóng". Dưới đây là top 8 nước được cho là đang có ngành du lịch “bay cao”, theo CNN.
Triển vọng phục hồi của kinh tế Nhật Bản vẫn trở nên xa vời ngay cả khi 3 mũi tên của Abenomics đã được bắn ra.
Hành trình đầy cam go từ vùng đất nghèo đói thứ 2 thế giới, vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế sáng nhất lục địa Đen là cả một kỳ tích đáng được ca ngợi của Ethiopia.
Nếu thực hiện thành công các cải cách cần thiết và tận dụng cấu trúc dân số thuận lợi, nền kinh tế của Indonesia sẽ cất cánh.
Nước này muốn cạnh tranh với các đại gia máy bay như Boeing hay Bombardier, nhưng những sự cố liên tiếp của chiếc MA60 đang khiến giấc mộng này trở nên xa vời hơn bao giờ hết.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự